THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Những con “chuột - người”

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Những con “chuột - người” Empty Những con “chuột - người” Thu Apr 21, 2011 10:21 am

matgauls

matgauls
Thành Viên Bạc
Thành Viên Bạc

Hàng loạt công ty dược phẩm khổng lồ đang biến các nước nghèo thành trung tâm thử nghiệm đủ loại dược phẩm trên những bệnh nhân sống, dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
Những con “chuột - người” 492631
Ảnh: ght.org.uk

Trước khi tin về cái chết của cô bé Nigeria, 10 tuổi, đến tai dư luận thế giới, người ta gọi cô là “No. 6587-0069” (số 6587-0069). Cô bé nặng chưa đến 20kg, mắc bệnh viêm màng não, được đưa vào một trung tâm chăm sóc có bác sĩ nước ngoài và được cấp thuốc miễn phí của Pfizer. Các nhà nghiên cứu thuộc công ty này dùng những bệnh nhân để thử nghiệm thuốc Trovan trị viêm màng não chưa được chuẩn y ở Mỹ.

Thử không được thì tháo chạy

Giới phân tích thị trường chứng khoán Wall Street cho rằng với doanh thu 11 tỉ USD/năm, Pfizer có thể kiếm thêm 1 tỉ USD nếu Trovan thành công. “No. 6587-0069” được rút dịch tủy và tiêm vào 56mg Trovan. Một ngày sau, sức khỏe cô bé suy kiệt và hồ sơ bệnh án ghi thêm rằng “một mắt nạn nhân bị đông cứng”. Sang ngày thứ ba, em qua đời! Hồ sơ ghi: “Liều lượng tiếp tục tiến hành không đổi. Kết quả: tử vong”.

Cần trung bình 4.000 người thử nghiệm một loại thuốc trước khi nó được tung ra thị trường Mỹ. Trong khi đó, mỗi năm người ta nghiên cứu và sản xuất hàng trăm loại thuốc. Một ngày bị trì hoãn thử nghiệm có thể làm thiệt hại 1,3 triệu USD. Lãnh đạo hãng dược biện luận rằng tiến trình thử nghiệm càng nhanh thì càng cứu được nhiều mạng sống.

Cuộc điều tra trên quy mô toàn cầu cho thấy nhiều công ty dược phẩm khổng lồ - chủ yếu ở Mỹ - đã sử dụng châu Phi, châu Á, Đông Âu và Mỹ Latin như những trạm thí nghiệm sống, bất chấp luật lệ và đạo đức để đạt mục tiêu lợi nhuận. Trong thử nghiệm của Pfizer tại Kano (Nigeria) có đến 200 em được đưa vào danh sách. 11 em chết và những con “chuột - người” khác thì mắc thêm nhiều biến chứng như điếc, mệt mỏi, chậm chạp, mù, mất định hướng...

Người phát ngôn của Pfizer khai rằng thuốc Trovan đã được Chính phủ Nigeria đồng ý cho thử nghiệm trên người và công ty này đã tiến hành trong vòng sáu tuần thay vì một năm như ở Mỹ. “Đây có thể xem là một vụ giết người” - Evariste Lodi, thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới, nói. Cũng cần nói thêm, chỉ khoảng ba tuần sau vụ bệnh nhân “No. 6587-0069”, nhóm nghiên cứu Pfizer đã vội đóng cửa “trung tâm cấp thuốc miễn phí” tại Kano và cùng nhau chuồn thẳng trên chiếc máy bay DC-9 (Bipolarblast, 6-3-2011).

Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu buộc phải thông báo rõ tất cả nguy cơ của loại thuốc thử nghiệm cho bệnh nhân, mục đích cuộc thử nghiệm và phải có chữ ký đồng ý của bệnh nhân, thân nhân cùng sự làm chứng của nhân vật thứ ba.

Tại Nigeria, nhóm nghiên cứu Pfizer thảo một biên bản thỏa thuận được một ủy ban y tế nước này chuẩn y. Tuy nhiên, hầu hết gia đình ở làng quê nghèo được Pfizer “trợ giúp” đều mù chữ, các bác sĩ Pfizer cỡi lừa đi đến các làng quê để giảng giải. Khi bệnh nhân bị thuyết phục chấp nhận thử nghiệm thuốc, hoàn toàn không có chữ ký của thân nhân cũng như nhân chứng. Pfizer ghi trong hồ sơ: “Thỏa thuận bằng miệng đã đạt được”. Bằng cách này, Pfizer đã biến hàng trăm người Nigeria thành vật thí nghiệm. Và không chỉ ở Nigeria.

Cách đây vài năm, Pfizer đặt nhiều kỳ vọng vào loại thuốc tâm thần phân liệt Zeldox (dự đoán có thể đem lại 600 triệu USD lợi nhuận trong bốn năm). Tuy nhiên, trước lời cảnh báo rằng Zeldox có thể gây hại cho tim (có nghĩa thuốc phải được thử nghiệm trên cơ thể người trước khi tung ra thị trường), Pfizer đã sang Nam Phi và Hungary để tiến hành thử nghiệm.

Bản thông tin phát cho bệnh nhân tham gia thử nghiệm ghi rằng Zeldox “đã được thử trên hơn 3.000 bệnh nhân và kết quả đang được giới hữu trách Mỹ cũng như châu Âu xem xét”. Pfizer phớt lờ chuyện bị Cơ quan Quản lý dược - thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo về mối nguy có thể gây ra cho tim (The Daily Femme, 11-3-2011)!

Thử nghiệm ngoài vòng kiểm soát

FDA không thể kiểm soát chân tơ kẽ tóc mọi hoạt động của các đại công ty đa quốc gia Mỹ và gần như không biết họ làm gì ở nước ngoài. Những báo cáo tường trình thử nghiệm nước ngoài gửi về FDA gần như đều bưng bít các sai sót và nhầm lẫn. Năm 1999, khi FDA từ chối không cho Maxim Pharmaceuticals Inc. ở California thử nghiệm loại thuốc trị gan trên cơ thể người ở Mỹ và yêu cầu nên thử nghiệm trên động vật trước, Maxim đã sang Nga thử nghiệm trên 149 bệnh nhân trong thời gian ba tuần.

Bằng cách “trốn” sang Nga hay các nước Đông Âu, Maxim tránh được sự trì hoãn có thể làm thiệt hại hàng triệu đôla. Một viên chức điều hành thuộc Bristol-Myers Squibb cho biết một thử nghiệm phức tạp tiến hành trên một bệnh nhân Tây Âu tốn khoảng 10.000 USD, nhưng chỉ mất chừng 3.000 USD với bệnh nhân ở Nga. Các công ty láu cá như Maxim đã lợi dụng quy định của FDA rằng thử nghiệm ở nước ngoài vẫn có thể được chuẩn y (điều luật này ban hành năm 1980).

Các con số thử nghiệm của những công ty dược phẩm Mỹ tại thế giới thứ ba tăng nhanh, nhưng không có bảng thống kê tỉ mỉ nào được đệ trình cấp hữu quan. Chính xác hơn, không ai biết những công ty này đang làm chuyện mờ ám gì. Về mặt này, FDA có khuynh hướng bảo vệ bí mật kinh doanh của giới dược. Nhiều phần trong tiến trình chuẩn y của FDA - trong đó có các thử nghiệm nước ngoài - luôn nằm trong bí mật.

Cách đây hơn 10 năm, tờ Washington Post (số 18-12-2000) đã tiếp cận được biên bản các cuộc điều tra thử nghiệm thuốc ở nước ngoài của nhiều công ty dược phẩm Mỹ (nhờ đạo luật tự do thông tin), nhưng FDA đã bôi đen tên vài công ty cũng như tên loại thuốc chưa được chuẩn y! [/justify]
Những con “chuột - người” 492630
Sau năm tháng xem xét, Tổng thống Barack Obama thành lập tiểu ban nghiên cứu quốc tế (14 thành viên, với 10 người thuộc nước ngoài) với nhiệm vụ theo dõi các thử nghiệm của giới sản xuất dược phẩm Mỹ tại hải ngoại - Ảnh: blog.bioethics.gov, 1-3-2011

“Mặt mũi” bọn bán rẻ lương tâm

Điều tra cho thấy các công ty dược phẩm đã “chế” ra màn thưởng tiền cho bác sĩ nào dụ được bệnh nhân chịu thử nghiệm thuốc. Một bác sĩ tên Laszlo Lajtavari ở Budapest (Hungary) khai rằng Hãng Johnson & Johnson và một số công ty dược phẩm Tây Âu đã trả 1.000-2.000 USD cho mỗi bệnh nhân mà ông đưa vào bẫy thử nghiệm. Với mức lương 178 USD/tháng, Laszlo khó cưỡng lại lời đề nghị hấp dẫn trên.

Hãng Pharmacia & Upjohn đã trả cho các bác sĩ địa phương ở Mỹ Latin khoảng 1.300 USD/đầu bệnh nhân. Nhiều bệnh viện nhận liên tục các cú điện thoại yêu cầu “hỗ trợ công tác thử nghiệm”. Với những bệnh viện nghèo ở thế giới thứ ba, khó có thể từ chối một vụ “hỗ trợ”, nhất là khi đã lỡ nhận một máy cắt lớp hay thiết bị hiện đại nào đó được “tặng”.

Trong khi đó, sự kiểm tra và giám sát của thanh tra y tế ở các nước nghèo gần như không hiệu quả. Nền y tế Hungary chỉ có một thanh tra mỗi năm “đi thực tế” khoảng 30 trong số 200 điểm thử nghiệm trên khắp nước mình, theo Tamas Paal, tổng giám đốc Viện Dược phẩm quốc gia Hungary, nơi không có quyền phạt cũng như ngăn cấm hoạt động của các nhà nghiên cứu.

Theo David A. Lepay - giám đốc bộ phận điều tra của FDA, hơn 90% các cuộc thử nghiệm nước ngoài không được tường trình trước (như quy định) cho FDA. Thường chỉ quan sát và lưu tâm các cuộc thử nghiệm trong nước, thanh tra FDA khi công tác nước ngoài lại phải cậy đến phiên dịch do công ty dược cung cấp. Để theo dõi các điểm thử nghiệm nước ngoài, FDA trông cậy vào vỏn vẹn 11 thanh tra, với trụ sở chính đóng tại Rockville (Mỹ). Khi thanh tra FDA có mặt tại điểm thử nghiệm nước ngoài, thường thì vụ thử nghiệm đã làm xong và việc của họ không gì khác hơn là xem biên bản lập sẵn. Còn một điều nữa không thể bỏ qua: các viên chức chóp bu FDA đôi khi áp dụng biện pháp “nhắc nhở” đối với những công ty mà họ có cổ phần!

Một cuộc thăm dò gần đây ở hơn 500 thanh tra y tế Mỹ cũng như nước ngoài do hai nhà nghiên cứu thuộc Đại học Johns Hopkins tiến hành cho thấy hầu như mọi ý kiến đều cho rằng tờ biên bản đồng ý được dùng chủ yếu để che chắn tội lỗi và sai phạm nếu có của bác sĩ thử nghiệm hơn là bảo vệ cho bệnh nhân. Khảo sát khác ở Nam Phi cho thấy có đến 88% phụ nữ tham gia một thử nghiệm thuốc trị AIDS nói rằng họ có cảm giác bị ép ký, cho dù trong đơn ghi rằng họ tình nguyện; gần 1/3 cho biết họ sẽ bị bệnh viện đối xử tồi nếu không tham gia thử nghiệm và 99% tin rằng bệnh viện sẽ không cho phép họ rút lui khỏi cuộc thử nghiệm một khi nó bắt đầu.

Lại đâu vào đấy

Vanity Fair (1-2011) cho biết vào đầu thập niên 1990 chỉ có khoảng 271 cuộc thử nghiệm dược phẩm Mỹ tại nước ngoài, đến năm 2008 con số trên là 6.485 (tăng hơn 2.000%). Dữ liệu của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ ghi nhận có đến 58.788 thử nghiệm tại 173 quốc gia kể từ năm 2000 đến nay.

Tính hám lợi đến mức vô nhân đạo của hành động trên nằm ở chỗ các hãng dược sẵn sàng thử nghiệm ngay trên trẻ em. Năm 2008, bảy đứa trẻ tại Santiago del Estero (Argentina) đã “tham gia” cuộc thử nghiệm loại văcxin Synflorix (ngừa bệnh phổi, nhiễm trùng tai...) của GlaxoSmithKline. Kết quả: cả bảy em đều tử vong! Trong vụ này, bác sĩ địa phương làm “cò mồi” (thuyết phục cha mẹ cho các em thử nghiệm) đã được trả 350 USD/em!

Tương tự, tại New Delhi (Ấn Độ), 49 em đã chết khi tham gia loạt thử nghiệm dược phẩm trong giai đoạn 30 tháng (trong đó có cả thuốc cao huyết áp vốn không bao giờ được chỉ định dùng cho người dưới 18 tuổi). Tổng cộng, có 4.142 trẻ có tên trong danh sách thử nghiệm và 2/3 trong số đó chưa đến 1 tuổi!

Tất cả những gì xảy ra đã khiến vấn đề đạo đức ngành y đang được tranh luận quyết liệt. Hiệp hội Y học thế giới (WMA) từng bổ sung nhiều lần những điều khoản trong bản Tuyên bố Helsinki ra đời vào thập niên 1940, mang nội dung về những nguyên tắc và tính đạo đức trong việc thử nghiệm thuốc, nhưng rồi mọi chuyện vẫn đâu vào đấy.

Công lý đã bị bóp méo bởi nhiều tác động, từ sự thờ ơ của chính quyền, từ sự nhẹ tay trong hình phạt, từ sự hám lợi của một số viên chức ngành y đến cả sự bẻ cong cán cân pháp lý của các luật sư chuyên “gỡ mìn” cho giới sản xuất dược phẩm.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/433683/Nhung-con-%e2%80%9cchuot---nguoi%e2%80%9d.html

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết