THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Kỹ năng giao tiếp

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Kỹ năng giao tiếp Empty Kỹ năng giao tiếp Tue Oct 25, 2011 3:44 pm

yhctls

yhctls
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới


1. Kỹ năng giao tiếp trong
công sở


Với các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp
thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao
tiếp. Theo nhiều kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường không phải
do khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều người gặp khó khăn trong giao
tiếp với cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói cùng thứ tiếng và có
chung một nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả nếu cả
hai phía đều biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.

Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau là một bí quyết
để thành công khi giao tiếp nơi công sở.


Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng giao
tiếp ở nơi làm việc:


Chú ý vào "nội dung trao đổi" chứ không phải
"người phát ngôn"



Đôi khi, chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một
người trước khi thực sự hiểu rõ nội dung thông tin mà người đó truyền đạt. Nếu
bạn đã có thành kiến về một đồng nghiệp thì bạn thường không chịu chú ý lắng
nghe thông tin mà họ chia sẻ.


Bên cạnh sự yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người
đối thoại qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ và thậm chí là dung mạo của họ khi nói
chuyện. Vì tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp nhận
thông tin của họ hay không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng "quan
trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai"!



"Tại sao" chứ không chỉ là "cái
gì"?



Một khi đã nắm được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ
và tìm hiểu vì sao người ta trao đổi vấn đề đó với bạn. Ví dụ: sếp bạn ra thông
báo kể từ đầu năm nay, công ty áp dụng giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ
đến 9 giờ và không quá 9 giờ. Nếu chỉ chăm chăm vào nội dung thông tin, bạn có
thể sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng nếu tự đặt câu hỏi "tại sao"
bạn sẽ hiểu thêm và thấy được lợi ích của quy định này. Giờ làm việc như vậy sẽ
giúp bạn linh động về thời gian làm việc hơn và thử nghĩ xem, lỡ có bị kẹt xe
thì bạn cũng sẽ tránh được việc đi làm trễ giờ.


Lắng nghe rồi mới đánh giá


Tất cả chúng ta đều biết mình nên tìm cách hiểu đúng quan
điểm của người phát ngôn trước khi đánh giá quan điểm của họ. Bạn có thể chờ
đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi mới đánh giá nếu không cần thiết phải đưa
ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá, quyết định hay đưa ra kết luận
khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe.


Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng
được



Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc
những người khó có thể tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên
viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài
ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt bằng lời nói cũng có thể sử dụng
cách này để giao tiếp hiệu quả hơn.


Thông tin đơn giản và dễ hiểu


Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản;
dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được
nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm
tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao
tiếp.


Tiếp nhận phản hồi


Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên
trong quá trình giao tiếp. Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích
người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn biết được người đối thoại có thực sự nắm
bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ
khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai
hoặc hiểu lầm.


Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau


Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn
trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và
sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại
giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả
hơn.


Lưu ý cấp bậc trong
giao tiếp



Bạn cũng nên chú ý thêm yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối
tượng giao tiếp. Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng: nếu nói chuyện với cấp
trên, bạn nên làm rõ các điểm, ý chính, trao đổi chính xác và chú ý lắng
nghe/ghi chép những nhận xét của cấp trên. Còn nếu bạn nói chuyện với cấp dưới,
luôn luôn giải thích chi tiết các vấn đề và đừng quên hỏi nhân viên cấp dưới
xem họ suy nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vấn đề đó.ới các mối quan hệ
nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng
hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp.


(Còn tiếp ...)

2Kỹ năng giao tiếp Empty Re: Kỹ năng giao tiếp Wed Apr 25, 2012 8:30 am

yhctls

yhctls
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

(tiếp...)

Những kỹ năng giao tiếp xã
hội cần có



Điều tiết tâm trạng


Để có niềm vui, trước hết bạn phải là người vui vẻ. Sẽ có
những lúc bạn mệt mỏi mà chẳng muốn cười tẹo nào, nhưng chắc chắn bạn biết cách
“làm giả” nụ cười. Điều kỳ cục là: những nghiên cứu khoa học chứng minh rằng
việc bạn dù chỉ là giả tạo để có một nụ cười thực sự có thể gợi lên cảm giác
muốn cười. Cười hay ngáp đều có tính chất lan truyền, vì vậy bạn cứ thoái mái
mà cười.


Vậy nếu bạn đang cảm thấy chán nản, hãy suy nghĩ về
những điều tích cực như
ngày cưới của bạn, một trong những sự kiện quan trọng xảy ra trong thời thơ ấu
của bạn hoặc của con bạn, cú đánh golf tuyệt vời nhất mà bạn đã thực hiện,…
hoặc thậm chí hãy nghĩ xem bạn trông tuyệt vời thế nào trong chiếc quần jeans
yêu thích.


Tóm lại, bất cứ khi nào bạn bắt đầu với những suy nghĩ
tiêu cực, hãy lái suy nghĩ của bạn vào thị trấn hạnh phúc với những ký ức ngọt
ngào. Và đừng quên, màu sắc cũng ảnh hưởng tới tâm trạng đấy. Những màu sắc sặc
sỡ sẽ tốt hơn là những màu đen, xám, nâu.


Tạo ra kỉ niệm


Nếu bạn cảm thấy lạc lõng trong bữa tiệc, hãy “nấp” sau
chiếc máy ảnh. Chụp ảnh là cách nhanh nhất phá tan sự ngượng ngùng trong giao
tiếp. Với máy ảnh kỹ thuật số, bạn sẽ có hàng tỉ cơ hội “chộp” được những bức
ảnh tuyệt vời. Mấu chốt là hãy hô hào mọi người lại gần nhau và hãy chụp những
bức ảnh bất kỳ. Điều thú vị nằm ở lúc bạn upload ảnh.


Điều quan trọng là hãy chia sẻ những bức ảnh bạn đã chụp
qua những mạng chia sẻ như Flickr, Picasa hay Shutterfly. Đây là cơ hội bạn
nhận được những phản hồi, chia sẻ của những người bạn quen trong bữa tiệc.


Giới thiệu bản thân


Khi ở chỗ đông người mà bạn không quen biết ai cả, hãy
giải quyết sự cô độc bằng cách cổ điển: bước về phía một người nào đó, đưa tay
ra, mỉm cười và nói “Xin chào, tôi là …, rất vui được làm quen với bạn.” Tảng
băng trong giao tiếp sẽ được phá vỡ.


Biết cách “chơi”


Hãy chơi một trò chơi xã hội nào đó chỉ để cho vui. Các
ông bố, bà mẹ thường khuyên con mình nên học chơi một loại nhạc cụ hay môn thể
thao nào đó. Thắng, thua không phải việc quan trọng mà điều quan trọng là những
thú vui này giúp con người hòa nhập với xã hội, chia sẻ với bạn bè, tạo dựng
nền tảng cho quan hệ cộng đồng và thiết lập mối quan hệ cá nhân.


Đôi khi hãy là đôi tai, đừng là cái miệng


Con người ai cũng yêu âm sắc giọng nói của mình. Tuy
nhiên, nhiều lúc, bạn bè cần ta để chỉ lắng nghe mà thôi. Trong những tình
huống cần thiết, các cuộc hội thoại sẽ tập trung vào những lời khuyên, cách gỡ
rối hay là cuộc tìm kiếm trong tâm hồn. Nhưng cũng có lúc, điều bạn cần ta là
một đôi tai cực to trong cả tiếng đồng hồ. Những chuyên gia trong lĩnh vực nhân
học gọi trường hợp này là “sự
lắng nghe tích cực
”. Hãy là người tích cực trong những tình huống
cần thiết, vì nhiều khi, chính bạn là người cần được người khác lắng nghe.


Chia sẻ hạnh phúc


Có những điều tưởng chừng rất bình thường đối với bạn
nhưng lại quý giá đối với người khác. Hãy bắt đầu bằng những lời khen.


Sau đó, hãy nhớ rằng những món quà nhỏ nhắn trong các dịp
đặc biệt như sinh nhật, thăm bệnh rất có ý nghĩa. Hãy đừng quên tặng quà với
những ý tưởng tặng mới lạ, đáng nhớ.


Tham gia vào trào lưu Số


Ngày nay, không một cư dân mạng nào có thể phủ nhận sự kết
nối tuyệt vời của những mạng xã hội như
Facebook bởi chúng là cách mà rất nhiều người dùng để chia sẻ những thông tin
cá nhân. Với mạng xã hội, bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng cập nhật những thông
tin về người thân, bạn cũ và những gì đang xảy ra trên thế giới này.


Đừng quên nói cảm ơn


Cách cổ điển để nói cảm ơn là bạn viết một lá thư tay cảm
ơn. Tuy nhiên, nếu công việc quá bận rộn và việc thư tay tốn thời gian để gửi,
hãy gọi điện hoặc viết e-mail để cảm ơn trước khi quá muộn.


Khi viết e-mail cảm ơn, đừng quên đề cập đến lý do bạn
không thể viết thư tay. Nếu viết e-mail cảm ơn bữa tối bạn đã được mời đến thì
đừng quên kể lại một sự kiện đáng nhớ của bữa tối hôm đó, bày tỏ sự ngưỡng mộ
với món tráng miệng hoặc món ăn nào đó mà bạn được mời cũng như sự nhiệt thành
của chủ nhà, gửi kèm một bức ảnh bạn đã chụp sẽ càng tuyệt vời hơn. Mục đích của
thư cảm ơn là khiến người nhận cảm thấy sự biết ơn của bạn. Vì thế, hãy cảm ơn
theo cách mà bạn có thể bày tỏ sự biết ơn của mình.


(còn tiếp...)

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết