THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

chân dung nghệ sĩ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1chân dung nghệ sĩ  Empty chân dung nghệ sĩ Sat Jan 29, 2011 8:49 pm

Thanhhuyenbaols

Thanhhuyenbaols
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực

Nhà thơ Sĩ Cương
Người nặng lòng với Xứ Lạng

Mặc dù không phải người gốc Lạng Sơn nhưng nhà thơ Sĩ Cương đã có trên 40 năm sinh sống và gắn bó với quê hương Xứ Lạng. Hiện nay, tuy đã bước vào tuổi “bát thập cổ lai hy” nhưng nhìn ông vẫn rất minh mẫn, nhanh nhẹn và sức sáng tác trong ông vẫn rất dồi dào. Đọc tập thơ “Trăng quê” mới ra năm 2010 của ông, vẫn hiện lên trong đó một tâm hồn trẻ trung, một nỗi niềm đau đáu với thơ và những tình cảm thân thương dành cho quê hương Xứ Lạng.
Nhà thơ Sĩ Cương tên thật là Lại Ngọc Kim, sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở Phú Xuyên, Hà Nội. Ông hiện là hội viên Hội VHNT Lạng Sơn, hội viên Hội Nhà báo tỉnh. Những ngày còn ở quê, ông theo học trường tổng hợp Xanh – ê – côn – đờ - giô – giép của Pháp, được đào tạo tổng hợp các lĩnh vực nhạc, họa ở đó. Năm 1955 ông tham gia quân đội, đóng quân tại Tỉnh đội Lạng Sơn. Năm 1956 ông chuyển về Quân khu Đông Bắc làm công tác văn nghệ. Hồi bấy giờ ông đã tham gia viết báo, viết văn và cộng tác với một số tờ báo ở Hà Nội. Năm 1960 ông phục viên và chuyển về công tác tại Xưởng ô tô 1/5. Năm 1958 ông lập gia đình với một cô gái cùng làng và sinh được 3 người con trai, 3 người con gái. Cuộc sống của gia đình ông diễn ra bình lặng, ổn định như vậy đến ngày ông quyết định xung phong lên Lạng Sơn lập nghiệp. Nhấp chén trà xanh thơm nồng, ông chậm rãi kể: Năm 1966, Nhà nước có chính sách giãn dân Hà Nội và vận động 1.000 thanh niên đi xây dựng kinh tế miền núi, đó chính là cơ duyên đưa tôi đến với Lạng Sơn. Khi lên trên này, hai vợ chồng tôi công tác ở Trạm gia công của Công ty Thương nghiệp Lạng Sơn. Sau khi đơn vị giải thể, vợ tôi ở nhà nội trợ, còn tôi chuyển sang dạy nghề gò, hàn ở HTX Đồng Tiến. Bên cạnh công việc chính kiếm sống thì tôi tiếp tục cầm bút viết văn, làm thơ cộng tác cho Tạp chí Xứ Lạng, Báo Lạng Sơn và một số tờ báo văn nghệ ở Hà Nội.
Chia sẻ với chúng tôi về nghiệp văn chương, nhà thơ Sĩ Cương bộc bạch: Tôi đến với văn chương bởi tìm thấy trong đó những thú vui có thể giải tỏa cảm xúc cho bản thân. Thực sự không mong sẽ thành người nổi tiếng hay một cái gì đó cao xa mà chỉ muốn được trải lòng mình qua từng trang viết, khắc họa những cảm xúc, ghi lại những dấu ấn, kỷ niệm đáng nhớ đã đi qua trong cuộc đời. Những năm 1988 của thế kỷ XX, nhiều độc giả đã rất ấn tượng với nhà thơ Sĩ Cương, đặc biệt là bút danh Búa Máy, Thợ Rèn của ông khi tham gia viết về chống tham nhũng qua những bài phê bình, phê phán, thơ biếm họa, trào phúng… Thời kỳ này, ước tính ông đã có trên 100 tác phẩm đóng góp cho báo chí, dùng văn nghệ để mềm hóa công cuộc chống tham nhũng trên báo chí.
Những đóng góp của ông đối với văn chương đã được ghi nhận và đạt được những giải thưởng nhất định. Tập thơ “Lời con suối” của ông đã giành được giải B, giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ lần thứ nhất năm 1995 do UBND tỉnh trao tặng. Truyện ngắn “giọt lệ lúc rạng đông” đạt giải C, giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ lần thứ hai. Năm 1998, ông đạt giải B chùm thơ viết cho thiếu nhi và rất nhiều tác phẩm như: Vực thẳm, Câu sli Tam Thanh, Thung lũng hồn anh… đăng trên Báo Văn nghệ trẻ. Và mới đây nhất ông đã cho xuất bản tập thơ “trăng quê” thể hiện những tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, tình yêu lứa đôi nồng nàn tha thiết, đầy ắp nhiệt huyết sống và cống hiến… Có thể nói rằng, để đạt được những thành công này, theo như nhà thơ Sĩ Cương thì có sự động viên, khích lệ rất lớn của “bà xã”. Nhớ về những tháng ngày khó khăn trong cuộc đời, ông ngậm ngùi chia sẻ: Nếu không có bà nhà ủng hộ, cổ vũ tinh thần cho tôi thì đã không có được “nhà thơ” Sĩ Cương như các chị đang gọi hôm nay. Các chị biết không, đã có những lúc gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế nhưng bà nhà tôi vẫn một nách 6 người con và một người chồng đam mê thơ phú không hề phàn nàn gì. Chính vì vậy tôi thực sự biết ơn bà ấy… Dù không được tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Nụ - bà xã của nhà thơ nhưng chúng tôi có thể hình dung được một người phụ nữ tần tảo, hết lòng thương chồng thương con, một mẫu người vợ đảm đang như hình tượng người vợ của nhà thơ Tú Xương. “Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng”… Thế mới thấy rằng, đằng sau sự thành đạt của người đàn ông bao giờ cũng có bóng dáng của người phụ nữ. Đó chính là hậu phương vững chắc, điểm tựa lớn để những người chồng nói chung, nhà thơ Sĩ Cương có thể yên tâm theo đuổi niềm đam mê của mình.
Có một điều đáng chú ý và dễ nhận thấy rằng trong các sáng tác của ông có đến 85% là viết cho Lạng Sơn. Nhà thơ Sĩ Cương bày tỏ: Sở dĩ nguồn cảm hứng về Xứ Lạng luôn dạt dào trong tôi bởi tôi đã có những năm tháng đóng quân ở đây và lại gắn bó với Lạng Sơn ngót trên 40 năm. Những ngày tháng sống với đồng bào dân tộc nơi đây đã thực sự ghi dấu rất nhiều kỷ niệm, bởi bà con quê mình sống chân tình, đoàn kết và luôn giúp đỡ những người từ nơi khác lên lập nghiệp như gia đình tôi. Còn đối với quê gốc, thực sự trong lòng tôi vẫn luôn hướng về, tuy nhiên do xa quê đã quá lâu, tình cảm và cảm xúc chỉ bày tỏ, thể hiện qua nỗi nhớ, hoài vọng như nhớ một ánh “trăng quê”, đơn giản vậy thôi…
Hiện nay, nhà thơ Sĩ Cương đã bước vào tuổi 80 nhưng nói về những dự định trong thời gian tới, ông hồ hởi cho biết: Tôi đang ấp ủ ý tưởng viết một số tác phẩm về Bác Hồ, tuy nhiên cần thời gian để nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để làm sao có thể khắc họa rõ nét nhất cốt cách, phẩm chất của một vị lãnh tụ, một người cha già của dân tộc. Ngay trước mắt, tôi đã tập hợp xong và có ý định in tập truyện ngắn viết về sự đổi mới của nông dân, nông thôn và đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt trên con đường tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra còn mong muốn sẽ in được một tập thơ ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước, con người và cuộc sống của nhân dân Xứ Lạng.
Nhiều người vẫn nói rằng, văn chương là duyên nghiệp nhưng cũng xem như cái “nợ đời”. Chính niềm đam mê của ông đã vô tình khiến cái “nợ đời” ấy đeo đuổi ông mãi, cho đến giờ tuổi cao nhưng tình yêu dành cho văn chương vẫn luôn cháy bỏng. Đặc biệt, những đóng góp của ông, những tác phẩm của ông dành cho con người và quê hương Xứ Lạng thực sự đáng trân trọng. Và chính sự nặng lòng với mảnh đất này đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho ông, để ông nặng lòng với văn chương. Xin chúc nhà thơ Sĩ Cương luôn dồi dào sức khỏe và tiếp tục có nhiều cống hiến cho làng VHNT của Lạng Sơn.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết