THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

giới thiệu gương nghệ sĩ Xứ Lạng

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Thanhhuyenbaols

Thanhhuyenbaols
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân
Cháy bỏng niềm đam mê sáng tác

Gặp nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân những ngày cuối năm 2010, công việc như một guồng quay chóng mặt khiến cho người nhạc sĩ, tân Trưởng khoa nghệ thuật của trường Trung cấp VHNT Lạng Sơn càng thêm bận rộn hơn. Trao đổi, chuyện trò với anh bên chén trà ấm nóng khiến cho cái lạnh của mùa đông Xứ Lạng được vơi dịu đi nhiều. Những câu chuyện về nghề, về nghiệp và niềm đam mê cứ dần khắc họa chân dung một người nghệ sĩ nặng lòng với Xứ Lạng yêu thương.
Con đường đến với nghệ thuật
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân sinh năm 1976, dân tộc Kinh, quê gốc ở Phúc Thọ, Hà Tây, nay là Hà Nội. Anh sinh ra trong một gia đình có 8 anh chị em, tuy nhiên chỉ duy nhất có anh là đam mê và dấn thân vào con đường nghệ thuật. Trong câu chuyện của anh, nói về con đường đến với âm nhạc cũng có nhiều truân chuyên, gập ghềnh. Nhấp chén trà nóng, thơm dịu hương nồng, anh chia sẻ: Học xong phổ thông, tôi thi vào trường Cao đẳng Âm nhạc, học tại Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, nhà trường giữ tôi lại làm giảng viên, được một năm sau, tình cờ một lần tôi đọc cuốn cẩm nang các trường nghệ thuật, thấy địa danh Lạng Sơn – trên bản đồ là nơi địa đầu Tổ quốc. Thực sự lúc bấy giờ tôi chưa biết chút nào về Lạng Sơn, nên đã tìm hiểu qua sách, báo và muốn khám phá về mảnh đất này. Năm 2000, tôi quyết định chia tay trường Trung cấp VHNT Quy Nhơn để đến với Lạng Sơn với mong muốn được đến, tìm hiểu về những nét đẹp trong dân tộc, văn hóa và con người ở nơi đây. Khi lên đến đây, tôi cảm thấy mọi thứ thực sự rất hấp dẫn, con người sống rất thân thiện. Năm 2001 tôi chính thức trở thành giảng viên của trường Trung cấp VHNT Lạng Sơn.
Trong câu chuyện của chúng tôi, tôi hiểu và hình dung được rằng, niềm đam mê âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân xuất phát từ sở thích và khi được học về âm nhạc thì niềm đam mê lại càng cháy bỏng hơn. Có lẽ phải nói về sáng tác đầu tay của anh, bởi nó chính là cú hích cho thấy anh có năng khiếu sáng tác rõ nét nhất. Trải lòng mình về tác phẩm “khúc âm xưa”, phổ thơ của tác giả Huy Nhựt, anh Tân cho biết: Tôi sáng tác bài hát này khi đang là sinh viên năm nhất của trường Cao đẳng Âm nhạc. Khi đó, là một thanh niên mới lớn, đọc trong ý thơ của tác giả tôi thấy có nhiều sự đồng cảm với tâm trạng của mình, thích một cô gái nhưng chưa dám ngỏ lời. Vì thế muốn mượn ý thơ của tác giả, thổi hồn âm nhạc của mình vào trong đó để bày tỏ tình cảm của mình. “Anh đi tìm trong mắt em, dư âm tiếng yêu xưa hoài vọng… Anh quay về nghe lại khúc âm xưa” (trích ca từ trong Khúc âm xưa)… Sau tác phẩm này, các thầy cô và một số bạn bè đánh giá tôi có triển vọng với sáng tác và động viên, khích lệ tôi thi vào chuyên ngành sáng tác của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng thời điểm đó, nhà trường có tổ chức một cuộc thi sáng tác âm nhạc viết về mái trường, tôi đã dự thi với tác phẩm “Mái trường mến yêu” và đạt được giải nhất. Chính hai thành tích ấy đã giúp cho tôi nuôi dưỡng ước mơ trở thành nhạc sĩ. Và tôi cũng đã thi đỗ vào khoa sáng tác của trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, học trực tiếp với thầy giáo, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế nên học được gần một năm thì tôi phải bỏ giữa chừng. Nhưng sau khi về Lạng Sơn làm công tác giảng dạy, tôi vẫn quyết tâm thi đỗ và học sáng tác tại trường Học viện Âm nhạc Quốc gia từ năm 2006 đến nay và sang năm tốt nghiệp ra trường.
Tình yêu với Xứ Lạng
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân không chỉ có duyên với mảnh đất Xứ Lạng mà trong anh còn nảy nở tình yêu với cô học trò khoa Nhạc người gốc Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn. Năm 2003, anh và cô học trò chính thức lập gia đình, chính từ tình yêu với người vợ, với gia đình đã giúp người nhạc sĩ quê Phúc Thọ thêm gắn bó với Lạng Sơn. Trong gần 40 sáng tác của anh, có gần chục tác phẩm viết về miền núi và lấy chất liệu âm nhạc dân tộc của Lạng Sơn. Từ “một thoáng bâng khuâng” viết về tình cảm dành cho “bà xã” rồi “Sáng mãi tên anh Hoàng Văn Thụ” ngợi ca tinh thần kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản kiên trung của dân tộc. Tác phẩm “Mong đợi” phổ thơ của Duy Chiến nói về tình cảm của những cô gái, chàng trai trao duyên, gửi thương nhớ trong những phiên chợ ngày hội, khắc họa rõ nét phong tục tập quán của nhân dân miền núi. Hay “Lạng Sơn thành phố mến yêu” sáng tác năm 2002 khi Lạng Sơn chính thức lên thành phố, bày tỏ tình cảm của người con Xứ Lạng với mảnh đất thân thương, trìu mến, thiết tha. Ngay sau đó đã được Ban văn nghệ, Đài PTTH tỉnh phát vào dịp Tết 2002. Một “tiếng ru” ngọt ngào, chứa chan hạnh phúc cho đứa con sắp chào đời, kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng của con mình.
Tuy nhiên, là một nhạc sĩ, nhà giáo, anh vẫn đau đáu viết một cái gì đó cho mình và “Bản làng vui đón chào cô giáo” chính là lời tự sự của anh về chính mình và công việc của những người thầy, người cô trên bục giảng, góp phần là cầu nối mang tri thức cho các em. Mới đây nhất, kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường Trung cấp VHNT Lạng Sơn, anh đã viết tác phẩm “vang mãi bài ca”, đây là bài hợp xướng thể hiện tình cảm của anh dành cho ngôi trường mình đã gắn bó chục năm nay với niềm yêu thương tha thiết và sự cống hiến cho nhà trường.
Chia sẻ thành công trong nghề, anh Tân cho biết: Tháng 7/2010 tôi được bổ nhiệm giữ chức Trưởng khoa nghệ thuật, trách nhiệm càng nặng nề hơn. Trong âm nhạc, năm 2010 tôi cho ra đời tập nhạc “Theo dòng thời gian” là tuyển tập khắc họa con đường âm nhạc của tôi đúng như tên gọi theo dòng thời gian, gồm có trên 30 tác phẩm… Như vậy có thể thấy rằng, năm cũ dù khép lại nhưng đã ghi dấu ấn cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân với nhiều thành công. Nói về những dự định trong năm mới, anh chia sẻ: Tôi đang ấp ủ sau khi tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia sẽ đi sâu vào nghiên cứu âm nhạc dân gian của Lạng Sơn. Hiện tôi đang chuẩn bị cho ra đời tác phẩm nhạc thính phòng với tựa đề “tổ khúc giao hưởng” gồm có 3 chương, trong đó các chương lần lượt khắc họa về những bước đi trong cuộc đời của mình, cuộc sống hạnh phúc của một gia đình trẻ qua tiếng ru của người mẹ và những ngày hội mùa xuân trên mảnh đất Xứ Lạng yêu thương.
Chia tay nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân, xin chúc cho anh tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên con đường đã chọn. Với điểm tựa vững chắc là người vợ cảm thông, chia sẻ, một sự nghiệp đang tỏa sáng, tin tưởng và hy vọng rằng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tân sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa cho nền âm nhạc của Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung.

hathanhloan

hathanhloan
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

Chị ơi, bài dài quá. Không có ảnh chân dung hay đời thường của các nghệ sỹ hả chị?

Thanhhuyenbaols

Thanhhuyenbaols
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực

có ảnh đấy nhưng do diễn đàn k cho lấy ảnh trực tiếp từ máy, mà phải up lên một trang khác rồi sử dụng đường link nên chị lười quá, đó có lẽ cũng là 1 hạn chế của diễn đàn đấy nhỉ?

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết