THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Bi kịch người khai sinh “phán quyết Bosman”

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

matgauls

matgauls
Thành Viên Bạc
Thành Viên Bạc

Được xem như “nhà giải phóng" cầu thủ châu Âu khỏi sự trói buộc với các CLB, giúp họ có cơ hội kiếm hàng triệu bảng mỗi khi gia hạn hợp đồng, nhưng nay Jean-Marc Bosman đang sống trong khốn khó và vất vả cai nghiện rượu.

Các CLB châu Âu sợ nhất điều gì? Ngoài chấn thương của các trụ cột hay những trận sa sút phong độ khó lí giải thì đó chính là “phán quyết Bosman”. Theo quy định này mọi cầu thủ đều có quyền tự do ra đi khi hợp đồng của họ hết hạn mà đội bóng cũ không thể thu được một đồng nào.

Đây chính là cơ hội để những ngôi sao như Rooney có thể làm mình làm mẩy với CLB khi hợp đồng sắp hết hạn rồi bỏ túi những khoản tiền lót tay khổng lồ cùng mức lương hàng tuần 320.000 USD, gần bằng cả năm thù lao của Tổng thống Mỹ (Tổng thổng Obama được trả lương 400.000 USD/năm).

Nhưng liệu Rooney hay các đồng nghiệp của anh có khi nào tự hỏi Bosman là ai mà các CLB lại sợ đến vậy và hiện giờ ra sao? Thật trớ trêu, người từng một thưở được tôn vinh như “ân nhân” của toàn bộ giới cầu thủ châu Âu giờ đang sống bằng những đồng trợ cấp xã hội còm cõi, vật vã chiến đấu chống lại ma men còn gia đình thì hoàn toàn khuynh gia bại sản, vợ chồng li tán sau cái ngày định mệnh ấy
Bi kịch người khai sinh “phán quyết Bosman” Bosman
Có ai còn nhớ những nỗ lực không mệt mỏi của Bosman?

Năm 1990, khi đó đang thi đấu cho RFC Liege, Bosman đã định sang Pháp thi đấu cho Dunkerque khi hợp đồng mãn hạn. Tuy nhiên do đội bóng của anh đòi khoản bồi thường lên đến 500.000 bảng, thương vụ bị đổ bể còn Bosman bị RFC Liege giảm 75% lương, xuống 500 bảng/tháng. Chính vì vậy anh quyết định đi kiện.

Sau nhiều năm ròng đi hết từ tòa án ở Bỉ đến tòa án châu Âu, cuối cùng anh cũng được thỏa mong chờ. Ngày 15/12/1995 tòa án châu Âu ra phán quyết tuyên bố tiền vệ người Bỉ chiến thắng. Đồng thời cơ quan này bãi bỏ quy định hạn chế cầu thủ các nước EU tại các giải VĐQG khắp lục địa già.

Với rất nhiều cầu thủ ở những nước bóng đá chậm phát triển như CH Séc, BĐN, Hy Lạp, Romani, Bulgaria… phán quyết này đã đem đến cho họ một tương lai rạng rỡ khi cánh cửa vào các CLB hàng đầu châu Âu được rộng mở. Nói như vậy để thấy hết được vai trò lịch sử của Bosman trong sự phát triển của bóng đá châu Âu.

Thế nhưng với riêng bản thân anh nó lại bi kịch. Sau 5 năm ròng rã đấu tranh với vô số phiên tòa và rất nhiều chi phí cho luật sư, toàn bộ gia sản cha mẹ để lại đã không còn. Chiếc Porsche yêu thích anh vẫn tới sân tập ngày nào cũng phải đem gán nợ
Bi kịch người khai sinh “phán quyết Bosman” Bosman1
Bosman bị báo chí Bỉ đeo bám, công kích nhiều năm sau khi thắng kiện

Không còn CLB nào ở quê nhà dám nhận anh vì họ cho rằng đây chính là “mầm họa”. “Luật sư của tôi khi ấy đã viết thư tới tất cả các CLB ở Bỉ nhưng họ đều nói: Không, cảm ơn. Chúng tôi chúc ông Bosman may mắn nhưng chúng tôi đã có đủ người”, cựu cầu thủ người Bỉ nhớ lại.

Sau một thời gian sang Pháp thi đấu ở các giải hạng thấp, Bosman quay về nước đầu quân cho Charleroi. “Họ chỉ trả cho tôi 650 bảng vì những gì tôi đã làm”, Bosman trầm ngâm nhớ lại. Và rồi thậm chí số tiền ít ỏi đó cũng bị cắt nốt bởi họ muốn “đẩy” anh ra đường.

Gia cảnh túng quẫn, hôn nhân tan vỡ, Bosman ngập chìm trong rượu để chạy trốn khỏi những công kích dai dẳng của báo chí Bỉ. Cuối cùng anh chỉ còn lại một mình bởi vợ và con trai đã đi nơi khác. Bi kịch ở chỗ đến giờ họ muốn về sống chung với nhau cũng không được bởi như vậy tiền trợ cấp xã hội 625 bảng/tháng (tương đương hơn 2 triệu đồng) sẽ bị cắt giảm, thay vì hai suất chỉ còn một suất rưỡi (875 bảng).

Ở tuổi 46, tài sản giá trị nhất của Bosman còn lại là căn nhà ọp ẹp bé tí tẹo. Đã có rất nhiều lời đồn đoán rằng Bosman kiếm được hàng triệu bảng sau phiên tòa lịch sử đó. “Họ nghĩ tôi vớ được cả một kho báu ấy chứ”, anh cười mỉa mai. “Gia tài của tôi giờ không đủ trả lương cho Rooney dù chỉ 1 ngày”.
Bi kịch người khai sinh “phán quyết Bosman” Bosman2
Bosman trước căn nhà ọp ẹp, tất cả những gì còn lại sau chiến thắng lịch sử

Sự thực là Liên đoàn cầu thủ thế giới FIFPro có hỗ trợ 200.000 bảng để trang trải án phí, nhưng nó chẳng thấm vào đâu. Họ cũng dự định tổ chức một trận đấu tri ân anh với Barcelona nhưng không thành bởi chẳng CLB nào mặn mà. Cuối cùng trận đấu cũng được tổ chức nhưng mà là với đội bóng Pháp Lille và chỉ thu hút được vỏn vẹn 2000 khán giả.

Bất chấp tất cả những sự trớ trêu đến khó tin của số phận, Bosman vẫn không hề oán trách. “Tôi không muốn những gì mình đã làm trở nên vô ích. Tôi vui vì giờ các cầu thủ có thể kiếm rất nhiều tiền nhưng không ghen tị với họ.

Tôi hy sinh sự nghiệp của mình để các cầu thủ châu Âu khác không phải làm việc như nô lệ. Chỉ mong rằng ai đó nhớ đến tôi. Mọi người đều biết “phán quyết Bosman” nhưng chẳng ai nhận ra người đã từng đánh đổi mọi thứ, thậm chí trở thành kẻ nghiện rượu vì nó”.

Với Bosman phiên tòa trên không phải chiến thắng lớn nhất với anh mà chính là việc chiến thắng được ma men, vượt lên được thử thách của cuộc đời. “Nói như Khổng Tử, vinh quang lớn nhất không phải không bao giờ vấp ngã mà là biết đứng dậy sau khi ngã”, cựu cầu thủ người Bỉ chốt lại.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết