THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Nhà giáo

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Nhà giáo Empty Nhà giáo Thu Oct 13, 2011 4:01 pm

huetrieutd


Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

ĐỂ MÃI LÀ "CHIẾC CẦU NỐI ĐA CHIỀU"
Trong bóng đá, có người ví thủ thành như một nửa của đội bóng; trong giáo dục, có lẽ công tác chủ nhiệm làm nên một nửa của sự thành công. Thật vậy, một giáo viên chủ nhiệm phải gánh vác một khối lượng công việc lớn và hết sức nặng nề trong suốt quá trình dạy học và giáo dục. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của một giáo viên (Điều 31, khoản 1 của Điều lệ trường THPT), giáo viên chủ nhiệm còn phải : tìm hiểu và nắm vững đặc điểm học sinh lớp mình; cộng tác với gia đình học sinh, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, các giáo viên bộ môn trong giáo dục học sinh; định hướng nghề nghiệp; hoàn thiện hồ sơ học sinh v.v.
Trường THPT Pác Khuông nằm trên địa bàn rộng, địa hình chia cắt, giao thông cách trở vì vậy có rất nhiều học sinh của nhà trường phải đến trọ học. Năm học 2009 – 2010 có tổng cộng 360 học sinh đến trọ học chiếm tỉ lệ 73.47% tổng số học sinh nhà trường. Chỗ trọ của các em là các lều, lán do gia đình tự làm hoặc trọ nhà người quen quanh khu vực trường. Do chỗ trọ của các em ở rải rác, lại nằm quanh khu vực chợ vốn là nơi có rất nhiều diễn biến phức tạp về an ninh trật tự nên việc quản lí số học sinh này gặp nhiều khó khăn. Kết quả của học sinh đến trọ học năm học 2009 – 2010: Khá chiếm 116.53%, trung bình chiếm 67.96%, yếu chiếm 15.51%. Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ xếp loại học lực khá tuy có cao hơn tỉ lệ chung nhưng tỉ lệ xếp loại yếu còn cao hơn. Vì vậy, "để nâng cao chất lượng giáo dục GVCN phải tính đến các biện pháp quản lí đối với học sinh trọ học - thầy Nguyễn Hữu Đinh - một nhà giáo có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác chủ nhiệm chia sẻ - phải nắm vững tên tuổi, địa điểm trọ học, phương thức liên lạc, điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh; thường xuyên theo dõi việc thực hiện nội quy, quy định và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; chủ động xây dựng kế hoạch đi thăm hỏi, kiểm tra việc ăn ở và học tập của học sinh; trong các giờ sinh hoạt hằng tuần, ngoài nội dung chung, cần có thêm nội dung đánh giá về tình hình học tập, sinh hoạt và việc chấp hành luật pháp của học sinh trọ học trong lớp mình; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc quản lí học sinh; phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc phụ đạo, giải đáp thắc mắc hoặc bồi dưỡng kiến thức thêm cho các em trong thời gian thích hợp.
Ngoài ra, GVCN phải xây dựng cho mình một kế hoach chuyên môn chi tiết, hợp lí trên cơ sở kế hoạch của tổ chuyên môn, của nhà trường; phải nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn, không ngừng nân cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng; thường xuyên có ý thức phải đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng đến việc phát huy tính chủ động, tích cực và năng khiếu của học sinh trong lớp; là tấm gương trước học sinh về khả năng tự học và sáng tạo. Bên cạnh kiến thức bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phải có một phông văn hóa tương đối rộng, phải nắm những kiến thức cơ bản của những bộ môn khoa học gần gũi với bộ môn mình giảng dạy. Có như vậy chúng ta mới không gặp những lúng túng trong việc tư vấn cũng như giáo dục học sinh trong các hoạt động tập thể.
Không những vậy, GVCN còn phải làm tốt công tác phối hợp với CMHS trong quản lí, giáo dục học sinh: Nắm chắc hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình học sinh thông qua hồ sơ cũng như việc đi thực tế; có phương thức liên lạc với phụ huynh một cách trực tiếp mà không thông qua học sinh (như có số điện thoại của phụ huynh, khi cần có thể liên lạc qua đường Bưu điện…); xây dựng kế hoạch đi thăm những gia đình học sinh phải đến trọ học một cách có hệ thống. Giáo viên chủ nhiệm ít nhất phải đến được 1 lần/1 gia đình học sinh/1 năm học; có những đề xuất và kiến nghị kịp thời với lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương khi cần can thiệp hoặc giúp đỡ một gia đình học sinh nào đó về vật chất cũng như tinh thần; qua các cuộc họp phụ huynh, thông báo cho cha mẹ học sinh về mục đích, nhiệm vụ học tập, cung cấp thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của con em ở trường.
Hơn nữa, GVCN còn biết phối hợp với Đoàn TNCSHCM trong triển khai các hoạt động Đoàn: là người nắm chắc kế hoạch hoạt động của Đoàn trường trong từng tuần, từng tháng từ đó có sự tư vấn và chỉ đạo kịp thời cho chi đoàn lớp chủ nhiệm; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, và có những tư vấn cho Ban chấp hành chi đoàn lớp chủ nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động của Đoàn trường; chỉ đạo tổ chức và trực tiếp tham gia các buổi sinh hoạt chi đoàn lớp chủ nhiệm. Qua đó nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của Đoàn viên thanh niên và có những điều chỉnh phù hợp trong công tác chủ nhiệm


Cuốn hút trong tiết Văn học

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, chính quyền địa phương cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học của nhà trường tương đối khang trang. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên bám sát và quan tâm tới công tác chủ nhiệm, đội ngũ giáo viên trẻ vững vàng về chuyên môn, Hội đồng nhà trường có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng được khối đoàn kết nhất trí cao trong tập thể sư phạm. Tuy nhiên hiện nay, những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giảng dạy và giáo dục không phải là ít, nhất là đối với học sinh. Khi đặc điểm tâm lý của các em dễ biến động, nhạy cảm thì công tác chủ nhiệm của giáo viên lại càng quan trọng hơn. Chính vì thế nếu được sự quan tâm hơn nữa của giáo viên, nhà trường, phụ huynh, xã hội cùng các môi trường giáo dục tiến bộ thì chắc chắn chất lượng học tập của học sinh sẽ cao hơn, bền vững hơn./.



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết