THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Độc giả 'tố' nhân viên xe buýt thiếu văn hóa

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

VBARD


Thành Viên Mới
Thành Viên Mới


Bên cạnh những độc giả sửng sốt vì hành động hung hãn của lái, phụ xe buýt thì nhiều người đi phương tiện này lâu năm khẳng định đó là "chuyện thường ngày ở huyện".
> Phụ xe buýt thừa nhận 'tức quá đã bắt khách phải quỳ'/ Cứ 10 người thì có 7 từ chối đi xe buýt vì 'chậm giờ'/ 'Chưa thấy ai khen xe buýt, nhưng la ó thì nhiều'



Chỉ trong một ngày, hàng nghìn độc giả VnExpress đã gửi ý kiến bày tỏ sự bức xúc trước việc lái, phụ xe buýt tuyến số 34 (Mỹ Đình đi Gia Lâm) đánh, yêu cầu anh Nguyễn Ngọc Phúc (quê Vĩnh Phúc) phải quỳ xin mới mở cửa xe.

Độc giả Hải Hà cho biết từng chứng kiến cảnh nam thanh niên khoảng 17-20 tuổi bị nôn trên xe 08 (Long Biên - Đông Mỹ, Hà Nội). "Phụ xe đưa cái túi nylon và bắt cậu dùng tay bốc kèm theo những lời chửi rủa thậm tệ. Cậu thanh niên có lẽ mới từ quê ra sợ tái mặt, răm rắp làm theo", bạn Hải Hà kể.

Theo độc giả giả này, những cảnh đánh và lăng mạ hành khách thường xuyên diễn ra trên xe buýt nhưng vì nhiều lý do như không có bằng chứng, không biết tố cáo ở đâu hoặc có tố cáo cũng chẳng ai xử lý nên nạn nhân và người chứng kiến đành im lặng nhịn nhục. "Mong cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay những vụ việc đã được phanh phui như thế này để có tác dụng răn đe", độc giả này gửi gắm.

Cùng chung nhận định, bạn Nhung cho biết, phụ xe thậm chí còn quát tháo cả những cụ già. Độc giả này kể, có lần đi xe tuyến 32 (Giáp Bát - Nhổn), khi hành khách phàn nàn thì lái xe đọc luôn số của trung tâm cho cả xe nghe và thách đố gọi đến. Chưa dừng lại ở đó, anh ta còn cao giọng thách thức: "Ông già gọi đi, gọi đi, thích thì gọi đi! Một ngày có hàng nghìn cuộc gọi, lão gọi đi và ngồi đấy mà chờ xử lý. Hay có thích thì đưa lão về tận trụ sở luôn mà phàn nàn".

Cũng bức xúc về tuyến buýt 32, độc giả Nguyễn Anh Việt cho biết, đi xe tuyến này thấy nhiều cảnh không thể chấp nhận được. Nhiều học sinh, sinh viên bị lơ xe đánh thẳng tay chỉ vì xe đông mà họ cứ đòi chen lên.

Độc giả 'tố' nhân viên xe buýt thiếu văn hóa Khach-xe-buyt-1
Sau khi bị đánh và bắt quỳ, anh Phúc được tài xế cho xuống bằng cửa trước. Ảnh: Tiến Dũng.
Có "thâm niên" gần chục năm đi xe buýt, độc giả Nhat Hung khẳng định, người bán vé và lái xe thiếu văn hóa, dọa đánh hành khách là thực tế không thể phủ nhận. "Nhiều lần tôi gọi điện thoại về đường dây nóng nhưng xem ra cũng chẳng có ích gì. Lái xe và bán vé coi xe buýt là nhà của họ, họ có thể nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá, nói chuyện rất lớn, và mở nhạc nhức óc. Nhưng hành khách thì không được phép", bạn Nhat Hung chia sẻ.

Trong khi đó, bạn Văn Linh nêu một thực trạng đáng báo động khi trên xe buýt, lái và phụ xe thủ sẵn hung khí. "Không biết do bức xúc gì, tôi thấy lái phụ rút ngay dưới chân tài xế một thanh sắt bằng cổ tay dài khoảng một mét, chạy bổ xuống đường đòi phang người điều khiển phương tiện đi dưới đường. Tình trạng đem theo hung khí của tài xế và phụ xe khá phổ biến và gần như tôi thấy xe nào cũng có", độc giả này viết.

Ngán ngẩm với thực trạng xe buýt ở thủ đô, bạn Meo cho rằng, ngoài việc thuộc lòng câu "hung thần trên đường phố là xe buýt" giờ sẽ phải thuộc thêm câu "côn đồ trên xe cũng là lái xe buýt". Nhiều người quá sợ xe buýt như bạn Nhung dù điều kiện khá eo hẹp nhưng đã quyết tâm mua xe máy để không còn phải đi xe buýt nữa.

Chia sẻ với những hành khách ở Hà Nội, nhiều độc giả ở TP HCM cũng khẳng định, đây là chuyện không có gì ngạc nhiên đối với những ai thường sử dụng phương tiện này. Kể tội tuyến buýt "giang hồ" 33 (An Sương - ĐH Quốc gia), bạn Hong Nguyen cho biết, hành khách không chỉ phải chịu đựng chạy ẩu, chửi thề và thói côn đồ trên xe mà phụ xe còn lợi dụng lúc đông người để "sờ" chị em. Đó là chưa kể nạn móc túi, đánh hội đồng... Hay như anh Trần Quốc Đông, trong một lần đi xe buýt tuyến 36 (Sài Gòn - Thới An) bị nhầm, lái xe cũng không cho xuống và dùng gậy sắt để uy hiếp....

Chính vì chất lượng phục vụ cũng như thái độ của lái xe, phụ xe, nhiều độc giả băn khoăn việc xe buýt liệu có xứng đáng được tin cậy để thay thế phương tiện cá nhân. "Nếu ngành giao thông không có biện pháp phù hợp thì liệu ý định thực hiện cấm xe môtô của Bộ trưởng Đinh La Thăng có khả thi? Mong sao Bộ trưởng Thăng và ngành giao thông sớm có biện pháp", độc giả Ha Ba Duy gửi gắm.

Nhiều giải pháp cũng được độc giả VnExpress gợi ý, trong đó tập trung nhất là khâu tuyển chọn đầu vào. Độc giả Nguyễn Văn Nghĩa cho rằng, đã đến lúc phải xem xét lại việc tuyển chọn lái xe phục vụ công cộng như taxi, xe buýt và sau này còn nhiều loại phương tiện khác nữa.

Theo đó, phải đặt vấn đề tư cách đạo đức lên hàng đầu để tuyển và những người lãnh đạo các đơn vị vận tải phải bảo lãnh cho tài xế mà đơn vị mình đã tuyển dụng. Nếu để xảy ra vi phạm thì lãnh đạo phải xin lỗi công khai, điều này nước ngoài làm nhiều và từ lâu, nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải bị cách chức (nếu là doanh nghiệp nhà nước), rút giấy phép kinh doanh một thời gian (nếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh). "Có như vậy thì mới hạn chế được các hành vi tương tự, góp phần mang lại niềm tin cho người dân", bạn Nguyễn Văn Nghĩa chia sẻ.

Trước đó, Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) Nguyễn Phi Thường cho biết, theo kết quả điều tra xã hội học, 65% hành khách không đi xe buýt vì lý do chờ lâu; 16% cho rằng do mức độ phục vụ kém; 10% nói phải đi bộ xa, 5% do tệ nạn và 4% do lái xe ẩu.
Nguyễn Hưng

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết