THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Ước mơ xuất ngoại của chàng trai người dân tộc

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Hotmember

Hotmember
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

Tôi sinh ra ở vùng quê miền núi, đến năm học lớp ba mới biết tên gọi riêng của dân tộc mình là Hre. Cũng như bao bà con dân tộc thiểu số khác, cuộc sống thơ ấu rất thiếu thốn.

Ước mơ xuất ngoại của chàng trai người dân tộc Dantoc
Ảnh tác giả cung cấp.

Mỗi người ai cũng đều có những ước mơ, có những khát vọng và chính những ước mơ khát vọng đó giúp cho ta có mục tiêu để vươn tới.

Tôi sinh ra ở vùng quê miền núi, đến năm học lớp ba mới biết tên gọi riêng của dân tộc mình là Hre. Cũng như bao bà con dân tộc thiểu số khác, cuộc sống thơ ấu của con em rất thiếu thốn, áo không đủ mặc, dép không có mà mang, đặc biệt ngày xưa cuộc sống còn vất vả gấp bội lần. Tôi nhớ những bữa cơm độn mỳ, độn khoai, có ngày phải ăn củ rừng thay cơm, cuộc sống vô cùng khổ cực vất vả.
Năm nay tôi cũng bước qua tuổi 28 dù cuộc sống bà con ở quê vẫn còn những thiếu thốn nhưng một phần nào đã đỡ hơn rất nhiều. Hy vọng một ngày nào đó bà con người đồng bào thiểu số sẽ không còn nghèo đói nữa.

Cái thời tôi học cấp tiểu học, không chỉ riêng gì con em người Hre mà con em người Kinh đến lớp rất ít, ai cũng lo toan cuộc sống hằng ngày, chuyện học hành ở miền quê là điều không bắt buộc, có nhiều đứa muốn đi học nhưng gia đình không cho, bắt ở nhà chăn trâu, chăn bò, kiếm củi... Và gia đình tôi cũng vậy, có khi những đứa trẻ nào thích đi học lại gắn cho cái mác là lười đi làm nữa, nên nhiều trẻ không vượt qua lời dị nghị của bạn bè, bố mẹ, đành bỏ học để được lời khen của gia đình là con chăm làm, con ngoan.

Gia đình tôi, những người chị có người mù chữ, có người học đến lớp 5 rồi nghỉ lấy chồng, chẳng ai quan tâm đến học hành làm gì. Còn tôi thì khác, nhớ ngày đầu tiên đi học tôi chẳng có quần mà mặc, cứ vậy cầm vở đến lớp tập đọc những chữ cái đầu tiên A,B,C, nhìn xung quanh ai cũng lớn hơn mình mấy tuổi, bằng tuổi chị của mình, nhưng chẳng ngại, mình thích học, thích những con chữ, thích những con số, nhiều khi còn quá nhỏ chẳng biết tiếng Kinh, cô giáo nói chẳng hiểu và lại rất sợ cô giáo, nghĩ lại không hiểu sao mình vẫn đến lớp, vẫn ngồi đó tập viết tập đọc, có ngày không thuộc bài sợ cô dò bài đến mức tè cả ra quần.

Rồi thời gian cũng trôi qua tôi vẫn bám lớp, dù mấy lần thay đổi cô giáo, thay đổi trường nhưng ý chí đến lớp của tôi vẫn không bao giờ thay đổi, nhìn lại bạn bè anh chị cùng lớp cũ đa phần đã bỏ học, giờ chỉ còn lại chưa đầy 10 người. Và tôi cũng đã tốt nghiệp cấp tiểu học, chỉ một mình tôi vui, chỉ một mình tôi biết, vì gia đình không mấy ai biết đến tốt nghiệp là gì, nhưng tôi cũng thầm mong ba má đã không cấm tôi học hành, để tôi được đi trên con đường lựa chọn của mình.

Đến cấp 2 học sinh trường làng như tôi mới được học cùng các bạn học sinh ở huyện, đa phần là các bạn người Kinh. Ngày ấy đi học thấy sợ vô cùng, tiếng Kinh chưa giỏi, sợ học sinh khác ăn hiếp, mấy bạn cùng tốt nghiệp với tôi sợ và ngại đã không dám đến trường mới mà ở nhà đi nương, làm rẫy, nhưng tôi vẫn một mình bám theo cái chữ. Ngày đầu đến lớp biết bao nhiều điều mới lạ, họ mặc áo trắng quần xanh còn mình quần áo cũ bao năm đã phai màu, nhìn giữa học sinh chỉ có mình lẻ loi, tội nghiệp. Nhưng có lẽ những hình ảnh đó nhắc nhở và động viên tôi, hãy cố lên, để không ai có thể xem thường mình, để một ngày nào đó mình sẽ có áo mới như họ, có cặp sách đẹp, có chiếc xe đạp xinh. Có thể nói đó là ước mơ đầu tiên của tôi.

Ngày đầu đi học ở trường mới, tôi đã gặp không ít khó khăn, ít bạn bè và hình như là chẳng có, nhiều lúc tôi thấy muốn bỏ học, khi một học sinh nào đó nói tôi là "thằng dân tộc", ôi con tim tôi sao mà đau nhói thế. Nhưng tôi đã quyết tâm, năm đầu kết quả của tôi chẳng thua kém ai, tôi đã là học sinh khá, tự hào làm sao khi cuối năm được nhận bằng khen, đó là niềm động viên lớn nhất của tôi, cầm bằng khen và mấy tập giấy mới tôi hạnh phúc vô cùng. Và nhờ năng lực học tốt của tôi mà nhiều học sinh năm nào xem thường, giờ họ là bạn của tôi, và tôi là người chỉ cho nhiều bài toán khó. Từ đó tôi cũng bắt đầu thấy tự tin vào mình, và ngày còn có nhiều bạn hơn.

Thật sự khi đi lên thị trấn học tôi mới thấy mình cần cố gắng hơn nhiều, và mục tiêu của tôi là làm sao tốt nghiệp lớp 9 để đi học trung cấp bưu điện. Ngày đó ở quê ngành bưu điện là ngành tốt nhất mà ai cũng muốn làm, đối với người miền quê như tôi thì ước mơ đó là rất lớn, ai cũng muốn vươn đến. Nhưng suy nghĩ đó đã thay đổi hoàn toàn khi lần đầu tôi được xem chương trình SV96. Có lẽ nếu ai hay theo dõi truyền hình năm 1996 thì sẽ nhớ chương trình có tên SV96 dành cho sinh viên Việt Nam. Nhìn những anh chị sinh viên ôi thích làm sao, thích là mình sẽ được như anh chị thật giỏi giang và hiện đại. Những năm 1996, 1997 có lẽ cái tiếng sinh viên là tự hào nhất là đẹp nhất, vậy là tôi có một ước mơ mới - ước mơ để trở thành sinh viên.

Ở quê nghèo như tôi nhiều các bạn người Kinh gia đình khá giả cũng chẳng dám mơ đến điều đó nhưng tôi tự nhủ bản thân mình phải cố gắng phải làm được. Và ngày tốt nghiệp lớp 12 cũng đã đến, tôi vẫn giữ được phong độ học tập ngày nào, tôi là một trong rất ít các bạn được nhà trường tin tưởng có khả năng đậu đại học. Ngày đậu tốt nghiệp lớp 12 cả dân làng tôi ai cũng tới chúc mừng, nhìn thấy sự tiếc nuối bạn bè cùng trang lứa ngày xưa, tôi thầm nghĩ mình đã đi đúng con đường đã chọn.

Và ước mơ sinh viên của tôi cũng đã thành hiện thực, ngày đầu tiên là tân sinh viên không bao giờ phai mờ trong ký ức của tôi. Ngày đi nhập học ai nấy đều có gia đình dẫn đi, còn tôi lẻ loi giữa phố đông người, trong niềm hân hoan vui sướng cũng xen kẽ sự lo âu sợ hãi, hình ảnh ấy gần giống với ngày đầu tiên tôi lên thị trấn học năm nào. Nhưng vì cuộc đời tự lập tự sớm tôi biết mình cần mạnh dạn hơn, và tự tin hơn.

Trái với với nhiều người, sau khi đăng ký nhập học xong thay vì nghỉ ngơi tôi đi bộ tìm chỗ làm, vì hình ảnh đi làm thêm, tôi cũng đã quen biết trên tivi khi xem phim ở nhà, nên tôi cũng không lạ lắm. Rất may những ngày đầu nhập học những quán cafe thường thiếu nhân viên, và tôi như cá gặp nước khi xin làm được nhân viên bồi bàn. Nghĩ lại mình cũng thật dạn, có lẽ đến lúc như thế tôi mới có thể làm được, cái đêm nhập học đầu tiên thay vì đi chơi làm quen phố xá như bao tân sinh viên khác, tôi là nhân viên quán cafe, trong đời chưa bao giờ biết đên cafe sữa, cafe đen, đừng nói đến như là cam vắt, Lipton... nhưng tôi đã dần dần thích thú những điều mới lạ ở thành phố.

Những ngày không đi học tôi thường một mình đạp xe lên thành phố ngắm nhà ngắm cửa. Ôi đẹp làm sao, những dãy nhà cao tầng, những đường phố tấp nập xe cộ qua lại. Nếu ở quê nếu thấy được những chiếc xe thế này thì cả lũ trẻ trong xóm sẽ xum lại mà xem mà sờ mó. Nghĩ đến đó tôi lại thương những cảnh đời khổ cực, những đứa bạn tôi không vượt qua trở ngại đành bỏ dở chuyện học hành giữa chừng, và tôi thầm nghĩ, mình sẽ làm gì đó để cho dân làng không bắt con em mình đi làm sớm nữa, để họ thấy và để họ không nói với câu quen thuộc "Mầy học để làm gì" nữa.

Thời kỳ đi học đại học của tôi cũng khá vất vả, nhà nghèo, gia đình lo cho bản thân cũng chưa xong sao có thể lo cho tôi ăn học, nhưng may mắn là tôi con em dân tộc thiểu số nên nhà nước không lấy học phí và còn trợ cấp học bổng, một phần nào giúp tôi giải quyết được khó khăn. Nhưng việc ăn học, sinh hoạt vô cùng tốn kém. Ngoài việc đi học tôi vẫn đi làm thêm, năm đầu làm thêm ở quán cafe, giữ xe, phát tờ rơi, đủ thứ nghề miễn sao tôi có thu nhập và không vi phạm pháp luật. Đến năm thứ hai, tôi bắt dầu quen với cuộc sống thành phố, và tôi đã đi dạy kèm, thu nhập ngày càng khá hơn. Tôi không chỉ đủ lo cho bản thân mà còn gửi cho đứa cháu ở quê tiền mua sách vở, quần áo. Và bản thân tôi cũng tiết kiệm mua được máy tính mà nhiều khi tôi chưa dám mơ tới.

Có lẽ từ khi lên đại học được làm quen với nhiều cái hiện đại, suy nghĩ của tôi cũng lớn dần, ước mơ cũng lớn dần. Đến năm thứ ba, tôi không còn đi dạy kèm nữa mà là một người chuyên về bảo hành máy tính ở quán net, và quản trị cho mấy quán net. Thời bấy giờ quán net rất đông khách nên tôi có thu nhập rất tốt, chính vì thế làm tôi lơ là việc học. Đến kỳ cuối năm thứ ba tôi đã thi lại 7/8 môn học. Lúc đấy tôi mới thấy mình lên thành phố vì cái gì, tôi đã suy nghĩ, đã quyết định từ nay hạn chế đi làm để tập trung vào học, và ước mơ của tôi từ đó đã thay đổi rất nhiều. Tôi đã biết nghĩ đến một khía cạnh mới nghĩ đến cái mà nhiều sinh viên khác khi tôi nói đến họ đều ra vẻ nghi ngờ, ái ngại. Và ước mơ của tôi là sẽ ra nước ngoài làm việc. Nếu không thi đậu một công ty nước ngoài nào đó thì bằng mọi giá tôi sẽ đi theo nhiều con đường. Tôi muốn mình trước mắt là kiếm ít vốn, thứ hai là học hỏi kinh nghiệm sau này về nước mình sẽ làm cái gì đó giúp ích cho xã hội Việt Nam. Và tôi bắt đầu cố gắng tự học ngoại ngữ, tìm hiểu thông tin.

Ngày tốt nghiệp cũng đã đến và niềm ước mơ một thời là kỹ sư của tôi đã xong và giờ đây là bắt đầu ước mơ tiếp theo. Thời điểm đó khi tốt nghiệp xin việc ở công ty trong nước cũng rất khó đừng nói là công ty nước ngoài, nhưng tôi vẫn tin tưởng vào bản thân, và có thể nói là tình cờ năm đó có một tập đoàn của Nhật Bản muốn đào tạo nhân lực cho công ty của họ ở Việt Nam sau này, và họ đã chọn đại học mình tổ chức thi tuyển. Dù biết khó vượt qua với hàng trăm sinh viên ai cũng khác khao cháy bỏng được qua Nhật làm việc và đào tạo, tôi cũng đã nộp hồ sơ thi tuyển, và rồi lần lượt vượt qua vòng 20/400 sinh viên.

Đến vòng phỏng vấn để chọn 5 người được đi, với kinh nghiệm đi làm, khả năng giao tiếp tốt và tự tin tôi đã được họ chọn là một trong 5 người cuối cùng. Ôi ước mơ của tôi, ước mơ mà tôi đã nghĩ sẽ khó mà vượt qua giờ đã thành hiện thực. Thời điểm đó được qua Nhật là rất tốn kém, đằng này họ không chỉ lo hết toàn bộ mà còn chu cấp mọi kinh phí ăn học cho mình trước khi đi. Niềm vui lớn ấy là món quà tôi dành cho bà con quê tôi, họ đã thấy được đứa con của rừng núi, đứa con của nghèo đói đã làm được gì, tôi hạnh phúc biết bao.

Hiện tôi là một kỹ sư thiết kế phần mềm hệ thống, đã làm việc ở Nhật được ba năm. Tôi đã không ngừng chứng tỏ khả năng của mình, để họ thấy được người Việt Nam không thua kém ai, người Hre của tôi có thể làm được và với năng lực của tôi, họ sẵn sàng tạo điều kiện để tôi làm việc lâu dài. Nhưng đó không phải là lựa chọn của tôi, tôi có ước mơ khác mà thời kỳ đại học mình đã ấp ủ và tương lai sẽ trả lời tôi.

(Theo VnE)

Admin

Admin
Admin
Admin

Câu chuyện này thật hay, hay hơn nữa lại là người thật, việc thật. Đúng là đáng để noi gương! phải ko các bạn?

https://doanccqls.forumvi.com

tungchannuoi

tungchannuoi
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

hic, thế này mới biết VN mình còn nhiều người tài giỏi và khiêm tốn quá. Rolling Eyes cảm ơn Linh Nga nhé

http://www.nucuoi.webs.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết