THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” đầu tiên của năm 2011: “Giáp lá cà” với hàng Trung Quốc

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

hieuevn

hieuevn
Thành Viên Vàng
Thành Viên Vàng

Phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” đầu tiên của năm 2011: “Giáp lá cà” với hàng Trung Quốc

Giữa cái rét cắt da cắt thịt của vùng cao huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn, từ sáng sớm 8.1, từng đoàn xe kéo về mang theo quần áo, mì tôm, nước mắm... Đây là phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” đầu tiên của năm 2011.

Lựa chọn Lạng Sơn - nơi có cửa khẩu quốc tế Tân Thanh - phải chăng là một sự “giáp lá cà” của hàng Việt trước lượng hàng áp đảo từ Trung Quốc (TQ) bấy lâu nay?

Phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” đầu tiên của năm 2011:  “Giáp lá cà” với hàng Trung Quốc  LangSonjpg-081726
Quần áo VN tại phiên chợ kén khách do không thể cạnh tranh hàng TQ. Ảnh: D.H

Phiên chợ tổ chức tại sân vận động huyện Hữu Lũng với khoảng 30 gian hàng. Nắm bắt tâm lý mua sắm của người dân vào cận tết, hầu hết các mặt hàng tập trung vào thực phẩm, quần áo, đồ điện tử gia dụng... Qua quan sát cho thấy, lượng khách không nhiều và chủ yếu là đến để xem. Chị Thư - một người dân của huyện - vừa xem quần áo trẻ em Vinatex, vừa xuýt xoa: “140.000đ cho một chiếc áo ấm trẻ em thì vẫn đắt quá. Với số tiền này tôi có thể mua cho cháu 3 chiếc áo ấm khác ở ngoài chợ”. Trong khi đó, theo một số bạn gái trẻ, không ít lần có nhu cầu tìm mua quần áo “made in VN” để mặc vì thích chất lượng, song thực tế là không hề có cửa hàng quần áo nào tại huyện bán hàng VN, có thì cũng chỉ là một số quần áo thiết yếu chứ không nhiều mặt hàng thời trang.

Tại gian hàng nồi cơm điện Cty Hiệp Hưng, trong ba ngày chợ phiên chỉ bán được khoảng 30 chiếc, dù giá bán khá mềm với khoảng 200.000 - 400.000đ/chiếc. Tuy nhiên, DN này lại tỏ ra khá lạc quan vì sau khi tìm hiểu, sản phẩm của họ có mặt ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ khắp địa bàn huyện. Anh Phan Văn Thành - Trưởng phòng kinh doanh Cty - cho biết: "Chúng tôi tin là với mức giá khá cạnh tranh và đảm bảo về chất lượng, sản phẩm Cty sẽ có chỗ đứng tại đây”.

Chị Thúy - một người dân sống lâu năm tại trung tâm huyện - cho hay: “Cứ ba năm một lần, ở đây lại có một hội chợ của TQ tổ chức. Họ bán hàng trăm mặt hàng và cứ đến ngày cuối cùng của hội chợ thì giảm giá đồng loạt, nên ai cũng tranh thủ mua. Chúng tôi cũng mong hàng VN bán được nhiều và với giá hợp túi tiền người dân nông thôn”. Bản thân một số DN tham gia phiên chợ tại đây cũng thừa nhận, địa bàn này không hề mặn mà với các sản phẩm đưa về phiên chợ. Một nhân viên bán hàng của Cty rượu Thăng Long khẳng định: “Phần vì trước đây chúng tôi làm thương hiệu không tốt, phần vì sản phẩm khó lòng cạnh tranh về giá với rượu TQ nên sẽ khó khăn nếu tìm kiếm thị trường tại đây”.

Trước sự băn khoăn lo lắng của DN khi tham gia phiên chợ lần này, bà Vũ Kim Hạnh - GĐ TT Hỗ trợ DN (BSA), người đồng hành chương trình “Hàng Việt về nông thôn” từ những ngày đầu - cho biết: “Mục đích chính của phiên chợ là để hàng Việt tiếp cận trực tiếp người dân, thăm dò thị hiếu, tâm lý và trên cơ sở đó điều chỉnh sản phẩm, thay vì ngồi một chỗ mà tưởng tượng ra bà con nông dân đang cần gì, ưa chuộng hàng gì”. Bà Hạnh cũng thừa nhận, với những tỉnh như Lạng Sơn thì hàng TQ áp đảo, người dân theo đó sẽ có thói quen cân nhắc về giá cả. DN sẽ phải chú ý nhiều hơn về yếu tố giá cả, nhưng đồng thời cũng quan tâm hơn việc cung cấp những mặt hàng có chất lượng tốt và đã là hàng tốt thì giá không thể rẻ được.

Phiên chợ thứ 2 bắt đầu tại Thành Phố Lạng Sơn từ ngày 12 đến 18 tháng 01 năm 2011.

Theo: Dương Hà - Báo Lao Động

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết