THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Những câu chuyện cảm động về tình mẫu tử

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

HAVANMINH DVTU

HAVANMINH DVTU
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

Hoa Hồng Tặng Mẹ

Một người đàn ông dừng lại trước cửa hàng bán hoa để đặt mua hoa và gởi điện hoa về cho mẹ, người đang sống cách anh 200 dặm. Khi bước ra khỏi ôtô, anh chú ý đến một bé gái đang ngồi khóc nức nở.

Anh đến để hỏi xem có điều gì không ổn và bé gái trả lời: “Con muốn mua tặng một bông hồng đỏ cho mẹ. Nhưng con chỉ có bảy mươi lăm xu, mà một bông hồng giá tới hai đô la lận”

Người đàn ông mỉm cười rồi nói: “Lại đây nào, chú sẽ mua cho con một bông hồng”. Anh mua cho bé gái một bông hồng và đặt hoa gởi tặng mẹ anh. Khi họ chuẩn bị đi, anh đề nghị được đưa cô bé về nhà. Bé gái trả lời: “Vâng ạ. Chú có thể dẫn cháu đến gặp mẹ cháu”. Cô bé chỉ đường cho anh tới một nghĩa trang rồi cô đặt bông hồng lên trên một phần mộ mới xây.

Người đàn ông quay lại tiệm hoa, hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh.

Mẹ đã lạnh hơn con lúc này phải không mẹ?

Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu.
Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dầy đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhó xíu đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhin sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.
- Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả- bà mẹ nuôi nghĩ- Cậu sẽ lạnh cóng!
Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đang run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?". Và cậu bé òa khóc.

Những câu chuyện cảm động về tình mẹ con
Mẹ tôi khó khăn lắm mới có thể học hết cấp 3, mẹ ko giấu là mẹ học không thật giỏi. Những bài toán lớp 7 của tôi mang về nhà hỏi đã khiến mẹ đỏ mặt bối rối, mẹ không biết cách giải. Nhưng mẹ tôi ngâm Kiều rất hay, và mẹ đã từng được một điểm 10 Địa lý. Đó là một giờ học về châu Phi, thầy giáo đã hỏi cả lớp : "Những người lữ hành đi trong sa mạc có thể nghĩ ngơi ở đâu ?". Cả lớp im lặng, mãi mẹ mới rụt rè đưa tay lên, và trả lời : "Thưa thầy, các ốc đảo !" Và thầy giáo đã cho mẹ điểm 10. Đó là điểm 10 duy nhất trong suốt cuộc đời học sinh của mẹ. Mẹ tự hào mãi về điểm 10 ấy ! Điểm 10 mà thầy giáo đã tặng cho sự quả quyết của cô học trò lên lớp mà những kẽ ngón chân còn vết bùn non.
Mẹ tôi không phải là người học rộng, nhưng mẹ tôi thấu hiểu rằng phải được học hành, chúng tôi mới có được một cuộc sống tốt đẹp hơn ! Mẹ để chúng tôi ở lại quê, một thân một mình lên thành phố, cùng với một gánh hàng rau !
Vốn liếng chẳng đáng là bao, mẹ chẳng dám thuê một sạp hàng ở chợ, mẹ đi bán rong. Cân hến thì bán kèm mớ rau răm, lạng tép khô bán cùng khế xanh, mớ rau muống hồ, hành, tỏi thì là, rau dền, rau ngót, khoai tây, cà rốt... Mùa nào thức nấy !
Các bà, các cô thành phố bận bịu hàng quán chỉ ra ngõ chờ là có gánh rau tươi đi qua, lúc trời mưa, khi trời nắng, tiện lợi trăm bề... Các bác, các chị công chức, chỉ tấp vào góc phố là có mớ rau xanh về nấu vội bữa cơm chiều...
Mẹ bảo người thành phố đôi khi quá vội vã, nên không kịp mỉm cười. Đôi khi quá lo toan, nên giọng nói không vồn vã. Nhưng tấm lòng thì thật vô cùng rộng mở. Một bà lưng còng mà ngày nào cũng lấy giúp mẹ một xô nước để giữ rau tươi khi trời nắng ! Một bà bán nước mời mẹ chén chè nóng một ngày đông. Một cô bé nhỏ trạc tuổi tôi mời mẹ vào trú mưa ! Còn tặng mẹ cả một tập báo Hoa Học Trò cũ khi biết ở quê tôi thích đọc... Có bác thấy mẹ cuống lên vì hết sạch tiền lẻ, đã cười bảo : "Thôi, lần sau nhớ bớt cho tôi !".
Tôi nhờ sự tảo tần của mẹ mà nên người, mẹ nhờ sự rộng lượng sẻ chia của người thành phố mà nuôi được tôi ăn học...
Cuộc sống sao có thể là cuộc sống nêu con người chẳng thể dựa vào nhau ?
Tôi có một người mẹ đang tảo tần nơi thành phố... Mong thành phố đừng quá nắng, đừng quá mưa, đừng quá lạnh và hãy bao bọc lây mẹ tôi.

sinh nhật của mẹ

Chị suy đi tính lại mãi. Sinh nhật... " Sinh nhật là chuyện của những đứa con nhà giàu". Chị lẩm bẩm thành tiếng: "Nó không thể trách mình được, lo cho bầy con ăn học hàng ngày là một chuyện vất vả lắm rồi. Còn sinh nhật, picnic... Trời ạ!"

Chị thấy tội cho con gái. Mười lăm tuổi, lứa tuổi bạn bè mơ mộng này nọ, thì nó, ngoài giờ học phải khom người bên cái cối xay đậu nành giúp chị, rồi khi chị gánh đậu hũ đi bán thì cơm nước giặt giũ... Tội nghiệp, buổi tối nó xin chị đi học thêm tiếng Anh mà tám ngàn đồng mua quyển sách chị vẫn chưa cho con tiền mua. Tối nào nó cũng mượn sách của bạn về ngồi chép lại bài.

"Nếu mình có tiền...". Chị thở dài, nỗi ước mơ thường hiện trong tâm trí. Thôi thì lại an ủi con: "Nhà mình nghèo quá, tìm cách khéo khéo từ chối bạn bè nghe con". Đã bao nhiêu lần nhận được thiệp mời sinh nhật của bạn bè, con chị phải lắc đầu kiếm cớ không đến...

Nhưng tấm thiệp màu hồng chiều nay thật khó xử - "Đây là lần cuối cùng tao còn gặp gỡ bạn bè. Vài ngày nữa tao theo ba má xuất ngoại. Nhớ đến với tao nghe Thuỳ".

Nhìn con gái cứ đọc đi đọc lại tấm thiệp rồi cắn môi nhìn đâu đó trên trần nhà, chị lo lắng "...Con gái lớn... Biết đâu...".

- Đọc cho mẹ nghe cái thiệp viết gì vậy Tèo?

Thằng Tèo, đang học lớp hai, phồng môi phồng má đánh vần những dòng chữ bay bướm nghiêng nghiêng. Chị nghe xong thở dài!

Nếu một ngày dài ra thêm một buổi thì chị sẽ gánh thêm hàng đi bán. Nếu mình trúng số... Nếu... Nếu... Nhưng chẳng có cái "nếu" nào xảy ra cả. Chị buồn rầu nhìn con lặng lẽ làm công việc thường ngày và vẫn ngoan ngoãn "dạ" mỗi khi chị gọi.

- Con có dịnh dự tiệc chia tay với bạn không? - Chị bật hỏi.

- Gần thi rồi, con ở nhà học bài mẹ ạ!

Con chị trả lời thản nhiên nhưng chị thấy nỗi luyến tiếc đầy trong mắt nó.

Chị thấy thương con đến quặn lòng:

- Sang năm mẹ sẽ tổ chức sinh nhật cho con - Chị buột miệng. Vì muốn bù đắp cho con nên chị muốn nói điều gì đó thật đặc biệt mà chị không kịp suy nghĩ.

Thuỳ kinh ngạc mở to mắt nhìn mẹ.

* * *

Cuộc sống dường như có mục đích mới. Chị tằn tiện dè sẻn từng đồng. Chị nhất định cho con có một ngày vui. Mục đích này khiến chị phấn chấn hơn. Chừng như chị đã vượt qua được những lo toan cơm áo hàng ngày để vươn tới một mối quan tâm tốt lành hơn.

Buổi tối, khi các con ngủ say, chị ngồi nhẩm tính đã dành dụm được bao nhiêu. Rồi chị làm một việc rất ư lãng mạn là nhớ ngày sinh của các con. Ngày sinh thằng út là ngày buồn nhất vì anh chết trước đó mấy tháng. Thằng Tèo sinh ra vào một ngày mùa hè, cây phượng ngoài sân bệnh viện sản đỏ rực hoa. Còn Thuỳ là một ngày giáp Tết, anh chị đã mua sắm cho đứa con đầu lòng bao nhiêu là quần áo thêu xinh xắn... Chị mỉm cười vui vui tưởng tượng đến một ngày sang năm, con của chị mặc một cái áo đầm màu hồng kết thật nhiều ren và những cái nơ xinh xinh cài trên tóc.

Trận sốt xuất huyết của cu út làm tiêu tan số tiền dành dụm của chị . Thùy dường như đã quên lời hứa đột ngột của mẹ, cô bé vẫn làm công việc như thường ngày và dạo này lại còn nghêu ngao hát. Chị lặng im vì biết vậy là thôi rồi. Biết là thôi mà lòng vẫn bứt rứt. Càng gần đến ngày sinh của Thuỳ, chị càng thấy nao nao.

Buổi chiều vào đúng ngày sinh của Thuỳ, chị đặt gánh đậu hũ dưới bóng mát của mái hiên một cửa hàng bán sách. Cô bán hàng gọi một chén đậu hũ.

Trong lúc ngồi chờ cô bán hàng ăn, chị nhìn dãy kệ cao chất bao nhiêu là sách bìa trắng, bìa đỏ, bìa vàng... Đập vào mắt chị là quyển sách quen thuộc mà đêm đêm Thuỳ mượn bạn bè về ngồi chép lại. Chị không biết chữ nhưng quyển sách quen đến nỗi chị nhận ra ngay - Bìa màu xanh dương, dày khoảng một đốt rưỡi ngón tay và hàng thẳng, chỗ dài, chỗ ngắn chị nhớ rất rõ.

- Quyển sách đó bao nhiêu vậy cô - Chị rụt rè hỏi.

- Quyển nào hở chị?

- Dạ đó, quyển có chữ đầu cong cong...

- À! Streamline tập một. Tám ngàn.

Chị thò tay nắm cuộn giấy bạc được cột dây thun cẩn thận trong túi. Nó cần quyển sách này từ năm ngoái, thằng út mới đau dậy, tiền thuốc, tiền thầy... Đủ thứ tiền trên đời.

- Cô bán cho tôi quyển đó đi... Rồi cô viết dùm...

- ...

- Cô viết dùm tôi... "Mẹ tặng con vào ngày mẹ sinh ra con" - Chị bối rối đến đỏ mặt...

- Viết như thế này hay hơn - Cô bán hàng vui vẻ cầm bút - "Con yêu quí của mẹ, mẹ tặng con nhân ngày sinh nhật. Mẹ yêu con lắm".

- Dạ... cám ơn cô!

- Có cần gói giấy màu thắt nơ không chị?

Chị ngần ngừ. Cô bán hàng nhìn vẻ phân vân của chị rồi cô nhìn ra gánh đậu hũ bên ngoài, giọng cô dịu dàng:

- Con của chị bao nhiêu tuổi?

- Dạ... mười sáu.

- Tôi tặng chị giấy gói và cái nơ màu tím này.

Cô bán hàng gài cái nơ thật khéo lên gói giấy màu vàng hoa cúc và mỉm cười trao cho chị.

* * *

Sợ lũ nhỏ ganh tỵ, chị đợi cho tất cả đi ngủ rồi mới đưa gói quà cho Thuỳ.

- Sao mẹ biết con thích màu tím? - Cô bé thì thầm

- Ừ... màu tím - Chị nhìn cái nơ và thì thầm lập lại.

Chị quên mất chính cô bán hàng đã chọn cái nơ màu tím tặng cho chị. Hình như chính chị đã chọn cho con gái. Đúng như vậy!

- A... Mẹ! Thuỳ kêu lên khi mở gói giấy ra.

- Con cần quyển sách này phải không ?

Thuỳ mân mê quyển sách và ngước nhìn chị. Hai mẹ con ôm nhau dưới ánh đèn khuya.

* * *

Cô bán hàng nhìn cô bé mười sáu tuổi ngập ngừng bước đến:

- Hôm qua mẹ em đã mua quyển sách này ở đây phải không chị?

- Hôm qua... Mẹ em là ai? À... Có phải bà bán đậu hũ không?

- Dạ phải.

- Có chuyện gì vậy?

- Em đã học xong quyển một rồi mà mẹ em không biết nên... Chị đổi dùm em tập hai được không?

- Nhưng... Mẹ em đã viết vào sách rồi, làm sao tôi bán cho người khác được?

- Viết? - Cô bé mở to mắt - Mẹ em viết?

- Tôi viết dùm. Em không mở sách ra sao?

Cô bé ấp úng:

- Em đã thuộc lòng quyển sách này, vả lại mở ra em sợ dơ khó đổi. Xin lỗi chị... Em không biết mẹ em đã...

Cô bán hàng nhìn theo cô bé đang dợm chân quay ra. Cô suy nghĩ rất nhanh:

- Này cô bé, đưa đây tôi đổi cho.

Cô bé nhìn cô bán hàng rồi cúi lật trang đầu của quyển sách trên tay. "Con yêu quí của mẹ...".

- Thôi, chị... Em không đổi đâu - Cô bé nhẹ lắc đầu. Ánh mắt cô bé đọng lại nơi bàn tay của cô bán hàng đặt trên quầy - Lời yêu thương của mẹ được viết bởi bàn tay này. Trái tim cô bé thổn thức đập.

Cảm thấy bàn tay mình nong nóng, cô bán hàng rụt tay lại. Khả năng giao tiếp linh hoạt thường ngày biến mất, cô lặng im nhìn cô bé ôm quyển sách màu xanh bước đi giữa trời trưa nắng.

Món quà

Khi tôi còn nhỏ, mẹ dạy tôi phải biết đặt câu hỏi với tất cả mọi điều quanh mình. Bà là một người mẹ không bao giờ cảm thấy phiền vì những câu hỏi ‘tại sao’ bất tận của trẻ con. Mẹ để cho tôi tự mình xem xét tất cả những khả năng có thể xảy ra và chỉ can thiệp khi nào tôi không đủ độ chín chắn và hiểu biết để giải quyết một vấn đề.

Khi muốn làm việc gì, tôi thường cân nhắc tất cả những khả năng có thể xảy ra trong phạm vi kiến thức hạn hẹp của mình. “Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu người ta cũng làm điều đó đối với bạn?” là câu hỏi mà tôi luôn chất vấn mình trước khi làm một việc gì đó.

Vào ngày sinh nhật lần thứ mười ba của tôi, mọi chuyện thay đổi hẳn. Hôm đó, khi tan học về mẹ gọi tôi vào phòng nói chuyện.

“Mẹ đã cùng con đi suốt chặng đường mười hai năm qua, dạy con biết nhận thức về những giá trị đạo đức. Vậy con đã biết được điều gì đúng điều gì sai hay chưa?”.

“Dạ biết!”, tôi trả lời, hơi bất ngờ vì cách mẹ mở đầu câu chuyện.

“Con đã bước sang tuổi thiếu niên, và cuộc đời, kể từ lúc này trở đi, sẽ phức tạp hơn nhiều”, mẹ nói: “Mẹ đã cho con một nền tảng vững vàng, bây giờ là lúc để con tự đưa ra mọi quyết định của mình”.

Tôi đứng ngây ra nhìn mẹ. Quyết định gì cơ chứ?

Mẹ mỉm cười: “Kể từ nay trở đi, con sẽ tự đặt ra luật lệ riêng của mình: mấy giờ thức dậy, mấy giờ đi ngủ, khi nào thì làm bài tập, và chọn ai để kết bạn với mình”.

“Con không hiểu! Có phải mẹ đang giận con không? Con đã làm điều gì sai sao?”.

Mẹ ôm tôi vào lòng: “Con người ta sớm hay muộn gì thì cũng phải tự đưa ra quyết định của chính mình. Mẹ đã được thấy nhiều thanh thiếu niên được sự thả lỏng của gia đình đã lầm đường lạc lối như thế nào, nhất là khi chúng lên đại học và không có ai bên cạnh để dìu dắt, hướng dẫn. Chúng sống bừa bãi và hủy hoại cả cuộc đời mình. Vì thế mẹ quyết định trao cho con quyền tự do sớm hơn”.

Tôi lặng cả người. Tất cả mọi khả năng dường như hiện ra trước mắt tôi. Tôi có thể về nhà muộn bất cứ lúc nào, tham dự tiệc tùng, không ai bắt tôi phải làm bài tập về nhà. Quá tuyệt!

Mẹ nhìn tôi mỉm cười. “Nên nhớ, đây là một trách nhiệm. Mọi người trong gia đình sẽ dõi theo con. Các cô dì, chú bác, anh em họ sẽ cùng chờ xem bất kỳ sai lầm nào của con. Con sẽ phải tự chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình”.

“Tại sao mẹ lại cho con quyền quyết định này?”. Tôi hỏi lòng phấn chấn vì mẹ đã tin tôi đến vậy.

“Bởi vì, mẹ thà rằng để con phạm sai lầm bây giờ, trong khi còn con ở cạnh gia đình và có mẹ bên cạnh góp ý, giúp đỡ con. Hãy nhớ mẹ luôn ở đây, nếu con cần lời khuyên, hay dù chỉ là cần có nguời để tâm sự thì mẹ sẽ luôn lắng nghe bất cứ lúc nào”.

Hơn ai hết, tôi biết mẹ không hoàn toàn bước ra khỏi cuộc đời mình, chỉ là mẹ dành cho tôi một khoảng không đủ rộng để tôi dang đôi cánh chuẩn bị cho một chuyến bay sau này.

Nhiều năm trôi qua, tôi cũng có phạm phải những lỗi lầm nhưng bất kỳ đứa trẻ nào ở tuổi của mình. Đôi khi tôi cũng quên làm bài tập, thi thoảng cũng thức khuya và một lần đi dự tiệc một mình. Mẹ chưa bao giờ nhiếc mắng tôi vì những điều đó, chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở rằng tinh thần tôi sẽ không được sảng khoái nếu tôi thức quá khuya đêm trước. Sau bữa tiệc vui, mẹ bảo tôi hãy hình dung ra mười năm nữa những bạn bè kiểu đó sẽ làm nên trò trống gì. Và liệu tôi muốn có một tương lai như thế không. Chắc chắn là không. Mỗi lần như thế tôi lại thay đổi cách cư xử của mình. Mẹ luôn ở đó sẵn sàng cho tôi những lời khuyên chân thành giúp tôi sửa chữa những sai lầm. Tôi chưa bao giờ nổi giận với mẹ như những đứa ở lứa tuổi của tôi, mà ngược lại tôi còn cảm thấy gần gũi với mẹ nhiều hơn.

Nhiều năm sau, tôi lại gọi con gái mình vào phòng khi nó tròn mười ba tuổi và cũng với câu chuyện y như vậy. Các con tôi cũng phạm phải rất nhiều lỗi lầm đánh dấu sự trưởng thành và chín chắn của chúng. Cũng có lúc chúng đã vượt qua mà không phạm lỗi. Chúng xem cha mẹ như những người thầy đầy kinh nghiệm hơn là những kẻ cai ngục khắt khe.

Sự kính trọng và tình yêu luôn luôn tồn tại trong gia đình tôi vì lời khuyên bảo sáng suốt của người bạn thất thiết nhất đời của tôi - Mẹ.

Những lần mẹ nói yêu con

Cho mẹ được giữ lại những phút giây ngọt ngào bên cạnh đứa con trai bé bỏng đáng yêu của mẹ. Để mẹ được ôm con thật lâu trong lòng, được cảm nhận cơ thể nhỏ bé của con ngọ nguậy trong vòng tay yêu thương của mình. Vì một ngày nào đó mẹ sẽ không còn đủ sức để làm điều đó.

Cho mẹ tận hưởng niềm hạnh phúc khi được tự tay thay tã cho con, để mẹ được cù vào hai bàn chân bé xinh và cái bụng nhỏ xíu tròn trịa của con, để mẹ được nghe giọng con cười khúc khích. Vì một ngày nào đó con sẽ bảo mẹ đi ra ngoài, đóng sập cửa phòng lại, và bảo rằng con có thể tự làm được.

Cho mẹ có thêm nhiều thời gian để được đẩy xe nôi đưa con đi dạo và được nhìn thấy ánh mắt tròn xoe kinh ngạc của con khi con ngắm nhìn thế giới lạ lẫm chung quanh. Bởi vì mai này con sẽ lớn, con sẽ biết đi và sẽ rời xa mẹ.

Cho mẹ được đứng cạnh giường cũi ngắm nhìn con thơ yên giấc nồng vì chẳng mấy chốc chiếc giường bé xíu này sẽ nhường chỗ cho một chiếc giường khác to hơn.

Cho mẹ được chọc con cười sặc sụa vì giọng cười khanh khách đầu đời của con sẽ thay đổi rất nhanh khi con lớn.

Cho mẹ được vui sướng khi nhìn thấy con biết làm thêm một việc vì chẳng mấy chốc chuyện con biết đi, biết cầm ly tự uống nước và còn nhiều điều kỳ diệu khác sẽ trở thành bình thường.

Cho mẹ biết chăm chú lắng nghe con ngay cả khi con đã biết nói rành mạch vì lẽ thường người ta chẳng chịu nghe lời bọn trẻ một khi chúng đã nói năng lưu loát.

Cho mẹ thời gian để chơi trò ú-oà cùng con vì sẽ có một ngày con chẳng thèm bận tâm tới mấy trò hề trẻ nít này nữa.

Cho mẹ được tận hưởng niềm vui thú khi nghe con lẽo đẽo theo sau “mẹ ơi, mẹ hỡi” vì ít lâu sau con sẽ nói chuyện với mẹ trỏng không.

Cho mẹ được là cả thế giới của con lúc này vì đã có rất nhiều người mẹ phải lặng lẽ đứng nhìn con của họ rời xa vòng tay mình để bước ra khám phá thế giới bên ngoài.

Cho mẹ được làm những điều này và rất nhiều điều khác nữa, dù mẹ có bận rộn đến mấy hay mệt mỏi đến mức nào. Vì mẹ không thích sau này khi ngoái đầu nhìn lại, mẹ phải cảm thấy hối tiếc vì đã không dành thời gian cho thứ quan trọng nhất đời mẹ - đó là con.

Mẹ muốn con lớn lên trở thành một người đàn ông thông minh, mạnh mẽ và biết cách yêu thương. Nhưng, con đừng lớn nhanh quá nhé! Bởi vì một ngày nào đó tất cả những điều này sẽ chỉ còn là ký ức trong lòng mẹ.

Xa Mẹ

- Nếu một người nói rằng bạn có thể làm mẹ theo bản năng có sẵn.

Người đó chưa bao giờ dẫn một đứa bé 3 tuổi đi shopping.

- Nếu một người cho rằng một người mẹ tốt là không được lớn tiếng.

Người đó chưa bao giờ bước ra sân khi đứa con mình lỡ ném quả bóng vào cửa sổ nhà hàng xóm.

- Nếu người nào đó bảo rằng bạn không cần phải học khi làm mẹ.

Người ấy chưa bao giờ giúp một đứa bé lớp 4 làm bài tập toán.

- Nếu một người bảo rằng bạn không thể yêu đứa con thứ năm của mình nhiều như đứa đầu lòng.

Người ấy chưa hề có năm đứa con.

- Nếu một người nào đó cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của một người mẹ là lúc sinh con. Người đó chưa bao giờ chứng kiến con mình lần đầu tiên lên xe buýt đến nhà trẻ hay nhìn thấy nó lên máy bay đến trại huấn luyện quân sự.

- Nếu một người nào đó nghĩ rằng người mẹ có thể thôi lo lắng sau khi con cái đã kết hôn.

Người đó không hề hiểu rằng hôn nhân chỉ là đem đến cho người mẹ thêm một người con.

- Nếu có người bảo rằng trách nhiệm của một người mẹ sẽ không còn sau khi đứa con cuối cùng lên xe hoa.

Người ấy chưa bao giờ có cháu.

- Nếu một người nào đó nói rằng mẹ đã biết bạn yêu mẹ lắm, cho nên bạn không cần phải nói điều ấy với người.

Người ấy không phải là một người mẹ.

Mẹ và cuộc hành trình sống của bạn

Khi bạn bước chân vào thế giới này,mẹ đã ôm bạn trong tay.Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.

Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn.Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.

Khi bạn 2 tuổi,mẹ tập cho bạn đi.Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.

Khi bạn 3 tuổi,mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu.Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng đĩa xuống sàn.

Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu.bạn cám ơn mẹ bằng cách dùng chúng tô lên bàn ăn.

Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ.Bạn cám ơng bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.

Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường.Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên:" Con không đi".

Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.

Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem.Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.

Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano.Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.

Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đá đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến tiệc sinh nhật khác. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng hề quay lại.

Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xi-nê.Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.

Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn không được xem những chương trình ti vi nào đó.bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho đến khi mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem.

Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc.Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng mẹ không biết thế nào là sành điệu.

Khi bạn 14 tuổi, mẹ dẫn bạn đi trại hè xa nhà 1 tháng.bạn cám ơn mẹ bằng cách wên chẳng viết lấy 1 lá thư nào.

Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi chợ về và chờ đợi sự chào đón của bạn.Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóa cửa phòng ngủ.

Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ.bạn cám ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ khi nào có thể.

Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến nửa đêm.

Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.

Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi xách cho bạn.Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.

Khi bạn 20 tuồi, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ ai chưa.Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp:" Đó không phải là chuyện của mẹ".

Khi bạn 21, mẹ đề nghị bạn những nghề nghi65p nào đó cho tương lai, bạn cám ơn mẹ bằng cách trả lời:" Con không muốn giống mẹ."

Khi bạn 22,mẹ ôm bạn tại ngày lễ tốt nghiệp.Bạn cám ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch Châu Âu không.

Khi bạn 23, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn.Bạn cám ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thất xấu xí.

Khi bạn 24, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận dữ và càu nhàu:" Con xin mẹ đấy".

Khi bạn 25, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo rằng mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dọn đến ở 1 nơi xa tít.

Khi bạn 30, mẹ gọi và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con.bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng:" Mọi việc giờ đã khác xưa rồi".

Khi bạn 40, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của một người thân.Bạn cám ơn mẹ bằng câu trả lời." Con thật sự bận mẹ à!"

Khi bạn 50, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài " Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào."

Và rồi, 1 ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giời làm sụp đỗ tan tành." Hãy ru con, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi... có thể cai trị cả thế giới."

Ta hãy dành 1 giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là mẹ,dù rắng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây từng phút, dẫu rằng đội khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta,có thể không đồng ý với những suy nghĩa của chúng ta,nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!

Mẹ sẽ luôn ở bên cạnh bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình:" Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???"

Yêu thương và kính trọng mẹ,dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi,những kỷ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại.

Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên.Yêu mẹ hơn bản thân mình,vì cuộc đời bạn sẽ vo nghĩa nếu không có Người.

Mẹ cho ta tình yêu vĩnh cữu .. không bao giờ có thể ví tình mẹ như biển cả và mẹ như dòng sông ... mẹ ... tình mẹ vô vàn rộng lớn hơn vũ trụ tạo hóa.

Xa Mẹ


Có một cô gái nhỏ đang đi trên đường với một chồng báo trên tay, chợt cô thấy một người đang bê chiếc hộp, bên trong là những con mèo nhỏ. Vốn rất yêu động vật, cô liền bước lại.
-Những con mèo dễ thương quá! Bác mang chúng đi đâu vậy?
Người đàn ông nhìn cô:
-Chúng... chết cả rồi cháu ạ!
Cô bé, với đôi mắt mở to như không tin vào điều đó, cúi xuống nhìn những con mèo bé nhỏ đang nằm im, mắt nhắm nghiền trong hộp rồi run run hỏi:
-Sao chúng...chết hả bác?
-Mẹ của chúng chết rồi, bác đã rất cố gắng nhưng không nuôi nổi.
Cô gái lặng im, nhè nhẹ đưa tay vuốt bộ lông mềm mại của những con mèo đang nằm im. Chợt cô thấy một con đang động đậy, rất yếu ớt. Cô reo to lên vui mừng:
-Con mèo này còn sống bác ơi! Cháu thấy nó còn động đậy.
Người đàn ông nhìn vào hộp.
-Thế à?...Nhưng chắc rồi nó cũng chết thôi.
-Không nó sẽ không chết đâu...Hay bác...bác cho cháu đi, cháu sẽ chăm sóc nó, nó sẽ sống...
-Không được đâu cháu ạ. Không có mẹ chăm sóc rồi nó cũng chết thôi.
Cô gái ngẩng lên nhìn người đàn ông, rồi cô mở túi chìa ra cho ông ta một cái thẻ nhỏ trên có hai chũ to màu xanh: Xa Mẹ. Mắt cô chợt rơm rớm lệ:
-Cháu...cháu cũng xa mẹ từ nhỏ...

Câu chuyện cảm động về người mẹ một mắt
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: "Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!".

Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: "Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!"
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.

Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: "Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!". Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời "Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!" và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?

Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi: "Con yêu quý,Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..Mẹ yêu con lắm,Mẹ...".
Bởi vì bà ấy là 1 người mẹ (Victo Huygo)
Trên đường hành quân,những người lính nhìn thấy 1 người phụ nữ bẻ miêng bánh mì thành những mãnh nhỏ và đưa cho những đứa con của mình.Chúng thèm thuồng ngấu nghiến những mẫu bánh mì đó.
_Bà ấy chẳng giữ lại gì cho mình cả -Người sĩ quan lẩm bẩm.
_Có lẽ vì bà ấy ko đói - Một người lính nói.
_Bởi vì bà ấy là 1 người mẹ - Người sĩ quan trả l

CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI CHA VÀ CON TRAI
... " con trai tôi sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác, tôi quá bận rộn với công việc, và dường như không có lấy một phút giây âu yếm, nô đùa cùng nó. Bé thơ ơi, cho ta xin lỗi con, nhưng cuộc sống tất bật đã không cho phép ta bên con ... ". Trong tiếng guitar nhè nhẹ trong suốt, anh chàng tóc dài kể cho tôi nghe câu chuyện về một người cha lầm lỗi, bằng giọng ca trầm trầm, tôi như đang được ru ngủ, và chìm trong chuyện buồn ấy.
.... hình như ai đó thì thầm bên tai tôi " My child arrived .... learned to walk .... " đứa bé ra đời và đi những bước đầu tiên chập chững, ánh mắt em hồn nhiên nhìn cuộc đời, thế nhưng người cha không thể ở bên em, ông cuốn theo công việc, xa nhà. Và lời đứa bé nói thật ngây thơ " con sẽ thành một người như cha, cha yêu ạ "

... thời gian trôi qua, và người cha cứ hờ hững bỏ mặc cậu bé lớn lên thiếu thốn vòng tay rắn chắc của cha mình. Cái mà ông quan tâm ( và cũng như đa số đàn ông ) chỉ là danh vọng tiền tài. Mà nào có hay vật chất không thể bù đắp tình yêu thương gia đình, và cậu bé cô đơn cứ dần trưởng thành như một cái cây khô cứng. Lắm khi thèm được nô đùa cùng cha, được ôm vào lòng như bao đứa trẻ khác, nhưng cái cậu nhận được từ ông, chỉ là câu nói lạnh lùng lặp đi lặp lại : cha xin lỗi, mình sẽ bên nhau con ạ, nhưng không phải lúc này. Và ông quay đi bỏ lại tiếng nấc sau lưng mình ....

Rồi dòng đời nhuộm mái tóc người cha ấy bạc màu. Một ngày ông mỏi mệt, và chợt thèm được nhìn mặt con trai mình. Ông nhấc phone gọi cậu : con có phiền nếu ta gặp nhau một tí không ? Câu trả lời của chàng trai lạnh lùng giống hệt phong cách ngày xưa của cha nó : con hy vọng thế, nhưng cha thấy đó, công việc của con quá nhiều, con rất vui được nói chuyện cùng cha. Và cậu cúp máy, trái tim người cha rạn vỡ, nhưng tình phụ tử từ lâu đã nhạt phai thì ông đâu có hay.

He'd grown up just like me
My boy was just like me

Ông tự nhủ với lương tâm đấy sao ? " Thằng bé giống ta thật ... " giống ở tác phong công việc đặt lên trên hết, hay giống ở sự lạnh lùng với người thân ? Nhận ra điều phũ phàng ấy, cũng là khi sợi dây nối giữa cha và con đã đứt đoạn, mà chính ông tàn nhẫn cắt bỏ nó từ thời thơ ấu của con trai kia, không phải đến bây giờ mới xảy ra ....

Bài hát từ lâu chầm chậm như tiếng thở dài, bất chợt gào thét, guitar rền vang :

And the cat's in the cradle and the silver spoon
Little boy blue and the man 'n the moon
"When you comin' home"
"Son, I don't know when
We'll get together then
You know we'll have a good time then"

và rồi tất cả rơi vào sự im lặng trong giây lát, như nỗi niềm day dứt của người cha đáng thương. Ông đã đánh mất tình yêu của con trai mình, và, chính ông tạo ra một tâm hồn lạnh lùng tàn nhẫn. Chỉ trong chớp mắt, mèo con bé bỏng trong nôi ngày nào đã vươn vai trở thành chàng trai, và là bản sao của ông : khô khan, không hề ý thức về gia đình, như lời cậu bé vẫn hay nói : con sẽ giống cha " ....
Hai cha con và câu chuyện về bát mỳ.
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh...
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.
Chiếc hộp tình yêu

Chiếc hộp rỗng chứa đầy những nụ hôn của cô con gái chính là món quà vô cùng quý giá mà người cha luôn giữ bên mình. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta nhận được những món quà quý giá như vậy nhưng lại vô tình bỏ qua.

Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà mầu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!".

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.

Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

NGƯỜI HỌA SỸ

Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như
sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền
lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con
mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta
báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến
trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về
từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu
vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể
hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai
tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con
bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết
đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không
phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng
cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước
mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có
được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi
bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và
những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác
phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên
và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu
tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta
không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và
tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý
không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt
đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến.
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta
sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi
bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”

Mùa xuân của mẹ
AT - Hễ mỗi lần tết đến, thấy nhành mai trên hàng ba gạch tàu đỏ bắt đầu trổ những cánh vàng mong manh hé khỏi những búp xanh, mẹ lại ngồi nơi cửa sổ, vừa nhìn mai vừa đan áo cho con.

Những chiếc áo mẹ đan năm nào cũng thế, chỉ hai mảng vuông vức trước sau nối lại trông giống một chiếc bao len khoét tròn đầu thành cổ áo, cho con chui vào.Chỉ khác mỗi một điều, chiếc áo năm này lớn hơn chiếc áo năm kia một chút. Mẹ vì thế mà vừa mừng vừa lo.
Không lo sao được khi con đang lớn dần lên từng ngày. Và mẹ hiểu nỗi mặc cảm trong con dần dần sẽ lớn theo. Khi mà mẹ không thể dắt tay con ra cửa hàng quần áo, để sắm cho con những chiếc sơmi tay dài, thay vào đó là những chiếc áo không tay, cục mịch, dị hợm với những đường chỉ len đôi chỗ nhùng nhằng bởi vai mẹ run, tay mẹ run, mẹ khóc...
Con sinh ra vào một ngày đẹp trời, mẹ nhớ hôm đó nắng rất trong, vàng ươm như rót mật. Và tiếng khóc của con cũng trong vắt, như pha lê, như thủy tinh, tựa hồ có thể hòa trong vạt nắng ngoài hiên chung vui cùng mẹ. Mẹ nhắm mắt lại và quên hết mọi cơn đau khi biết con đã ra đời, cất tiếng khóc chào đời, và cuộc đời này đón nhận con bằng những tia sáng trong lành, như thể đang chào mừng một sinh linh mới.
Nhưng, mẹ không vui được lâu, và những tia nắng trong veo ngoài kia bỗng trở thành cười cợt khi bác sĩ đặt con vào lòng mẹ, một khối thịt đỏ hồng không tay chân đang nằm im, mắt nhắm nghiền, chỉ có tiếng khóc ré lên, nhói ruột. Mẹ đã nhắm mắt thật lâu để ôm con thật chặt, cố tỏ ra bình tĩnh hết mức để giữ con trong lòng mình, nhưng mẹ không thể giấu giếm nỗi đau, người ta đã nhận ra mẹ đang khóc. Mẹ không thể giấu, mẹ càng không thể kìm nén, và thế là mẹ khóc òa lên như đứa trẻ. Con nhớ không? Cả hai mẹ con ta cùng khóc khi gặp mặt nhau, mẹ cũng không nhớ rõ tính chất của tiếng khóc năm xưa là gì, giọt nước mắt đó cho mẹ hay cho con? Mẹ không hiểu... Nhưng mẹ tin chắc đó là những giọt cảm xúc không lẫn vào đâu được của tình mẫu tử. Càng khóc là mẹ càng thương con, càng đau, càng thắt quặn, cho con, chỉ mình con.
Mẹ đã từng nghĩ khi con ra đời sẽ là một đứa bé trai khỏe mạnh, hiếu động, và mẹ sẽ tự hào khi ẵm con trên tay đem khoe lối xóm. Thế mà hình dong của con chẳng được như ước mong. Sự thật là mẹ không có cho mình một đứa con trai khỏe mạnh, hiếu động, mẹ cũng không thể tự hào vì một đứa trẻ tật nguyền không tay chân, là con; mẹ không thể vui, mẹ không thể hạnh phúc... Nhưng con ơi, bấy nhiêu đó có sá gì! Có ảnh hưởng gì đâu đến tình thương của mẹ. Mẹ vẫn yêu con, không dời đổi, yêu như lúc con còn trong bụng mẹ, yêu vì con là con trai của mẹ, và mẹ đã mong chờ có con bên cạnh suốt gần một năm trường khó nhọc cưu mang. Và con có biết không, mẹ yêu con nhiều thật nhiều là mỗi khi trông thấy con nằm yên bất động, không tay chân để có thể tự lo cho mình, mắt con sáng, mở to, môi chúm chím gọi mẹ không thôi.
Còn nhớ mùa xuân đầu tiên của đời con, mẹ đã cầu Trời ban một phép lạ cho con, để con có được cuộc sống của một đứa trẻ bình thường với đủ tứ chi. Nhưng sự mong mỏi của mẹ khác xa ý muốn của Trời, có lẽ Thượng đế muốn con như vậy để mẹ có cơ hội trở thành người mẹ bao dung. Mẹ tự trấn an mình như vậy để vượt qua nỗi đau. Rồi thì, mẹ cũng bên con suốt một năm kế tiếp, vẫn khắc khoải với những mong ước xa vời, huyễn hoặc.
Mẹ ước được cầm bàn tay của con, được nắn bàn chân của con, để cảm giác được niềm hạnh phúc khi mười đầu ngón tay ngón chân con cựa quậy trong bàn tay mẹ. Không ít lần mẹ mơ thấy con chạy từ xa đến bên mẹ bằng đôi chân của con, và rồi ôm chặt mẹ bằng đôi tay của chính con, để rồi mẹ khóc vì vui sướng. Nước mắt nóng hổi trào ra khỏi cơn mê, khiến mẹ giật mình bật dậy, nhìn quanh thấy con nằm yên, vẫn thế, như chưa từng có một phép mầu!
Mùa xuân thứ hai, con đã lớn hơn một chút. Đã biết bập bẹ mấy tiếng đầu đời. Đêm giao thừa, mẹ bước ra ngoài sân, dưới rợp trời pháo hoa xanh đỏ mẹ đã chấp tay ngước lên trời đêm lồng lộng cầu mong cho con khỏe mạnh, chỉ thế thôi! Mẹ nghĩ nếu không tay chân để lao động thì con cần lắm một trí óc hơn người. Mẹ đã xin Thượng đế bù đắp cho con sự khôn ngoan, làm tràn đầy trong con tình yêu thương - điều vốn dĩ không phải ai cũng có.
Và suốt những ngày, những tháng tiếp theo, mẹ bắt đầu nghĩ đến những lời bào chữa cho sự thiếu sót của cuộc đời. Mẹ muốn nói với con những lời mang niềm tin và lạc quan vào cuộc sống. Mẹ không muốn con trai của mẹ phải cay đắng trong lòng và oán trách số phận khi một mai lớn lên, con nhận ra mình khiếm khuyết. Con người ta chỉ thật sự hạnh phúc khi trái tim biết bao dung, và mẹ muốn con hãy bao dung trọn đầy, dù là với cuộc đời, đối với con chẳng mấy gì tốt đẹp.
Áo len của con năm nay mẹ phải tốn thêm một cuộn len, và đan lâu hơn một ngày. Con đã lớn thật rồi và mẹ cũng đọc được nỗi buồn trong ánh mắt con, khi con ngó ra ngoài cửa sổ thấy những đứa trẻ cùng tuổi với tay chân lành lặn rượt đuổi nhau, đấu đá nhau, ngồi xổm bắn bi, nhảy lò cò... Mẹ thấy cổ con rướn cao hơn như muốn chạy ra hòa nhập. Nhưng con ơi, làm sao đây hả con khi cuộc đời trói chân con một chỗ. Mẹ mong sao trong vũng lầy của tật nguyền khiếm khuyết con hãy vươn lên bằng ý chí, bằng tri thức, bằng sự cố gắng nỗ lực tự vượt mình.
Rồi cái ngày mẹ lo sợ cuối cùng cũng đã đến. Con khóc! Mẹ không cần hỏi cũng biết vì lý do gì. Bảy năm dài đủ để con nhận ra sự khác biệt, thiệt thòi của bản thân với bao người. Sáng nay, con tựu trường vào lớp một. Mẹ đã đứng ngoài cửa lớp cả ngày để dõi theo con và để lo cho con kịp thời phòng khi bất trắc. Mẹ thấy con ngồi một mình, bạn bè bên cạnh tránh né, rồi mẹ thấy con nhìn quanh, dáo dác kiếm tìm, con đã cười khi thấy mẹ. Nhưng nụ cười của con sao buồn quá! Đêm về, con khóc! Mẹ ôm chặt con, hiểu con đã và đang trải qua những gì, một đứa trẻ bảy tuổi cũng có tâm hồn và cảm nhận riêng của nó. Và chính vì thế mẹ yêu con biết chừng nào, yêu con lắm con ơi!
- Tại sao con không có tay chân vậy mẹ?
- Vì con rất đặc biệt! Con biết không? Con không tay chân, nhưng bù lại con có trái tim. Mẹ ước gì con có thể đặt tay lên ngực để cảm nhận nhịp tim đang đập. Trái tim này có quyền quyết định cho con được sống, chứ không phải tay và chân!
- Tại sao trái tim lại có thể cho con sống?
- Vì trong trái tim có một món quà!
- Là gì vậy mẹ?
- Đó là tình yêu thương! Chỉ khi nào có tình yêu thương thì con mới sống đúng nghĩa. Vậy con hãy yêu thương thật nhiều những bạn bè con, dù họ có ghét con. Con cũng hãy yêu thương chính bản thân con, dù có tật nguyền. Và hãy yêu thương cả cuộc đời mình, vì chính nó tạo nên một con - khác-biệt!
- "Vậy... những ai không có tình yêu thương đều chết sao mẹ?
Mẹ cười, xoa đầu con! Trước mắt cứ để con nghĩ vậy để biết sợ và biết quý giá trị của tình thương. Nhưng thật ra cái chết mà con đang nghĩ đến khác xa với cái chết của tâm hồn khi trái tim đã khô, không còn những nhịp đập rung cảm của nhân ái, thiên lương. Mẹ tiếp tục cúi xuống đan áo cho con, những chiếc áo len ngày tết. Bất chợt một ngọn gió heo may thổi qua, đánh thức trong con một câu hỏi ngô nghê:
- Vậy... Tết có trái tim không mẹ?
- Có chứ con! Tết là mùa xuân, mà mùa xuân thì vẫn sống mãi hết năm này sang tháng khác. Và con người vẫn mong chờ mùa xuân, mùa của tình thương, để yêu thương, để thăm viếng và hi vọng.
- Thích quá! Nếu vậy thì trong lòng mẹ, con sẽ sống mãi...
- Sao con lại nói thế?
- Hôm qua, cô giáo dạy con một bài hát như vầy: "Con sẽ là mùa xuân của mẹ! Con sẽ là màu nắng của cha..."
Tiếng hát trong trẻo ngây thơ của con vang lên, và những cơn gió heo may cuộn mình quấn từng lời bay đi xa mãi. Ôm con, tự dưng khóe mắt mẹ hoen cay...

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết