THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT

Join the forum, it's quick and easy

THÔNG BÁO

Từ 1/5/2012 Phiên bản Diễn đàn này đã ngừng đăng ký thành viên mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng phiên bản mới của diễn đàn Đoàn Khối CCQ tỉnh (FLYO - 2.0.1.2) tại địa chỉ:

http://www.doankhoils.net

Trân trọng sự đóng góp của bạn!!!

BQT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng Đại hội Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh, diễn đàn Đoàn khối xây dựng phiên bản mới tại địa chỉ http://www.doankhoils.net. Hiện tại diễn đàn này đã không còn cho phép đăng ký thành viên mới, đề nghị các đ/c chuyển qua "nhà mới" cập nhật thông tin tại đây và cùng đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản diễn đàn chính thức của Đoàn Khối. Trân trọng thông báo!

You are not connected. Please login or register

Gặp gỡ doanh nhân trong và ngoài nước: Tìm thêm cơ hội cho hàng Việt

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Ngoaivuls


Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

[size=9]
Gặp gỡ doanh nhân trong và ngoài nước: Tìm thêm cơ hội cho hàng Việt 255_P10_Ky-ket-HHDNNN
Các đại biểu tại Hội thảo “Cơ hội hợp tác đầu
tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam"



Trăn trở với rất nhiều khó khăn và cố gắng tìm chỗ đứng cho hàng Việt là trọng tâm của “Chương trình gặp gỡ Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước” được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức trong 2 ngày (12 và 13 tháng 10) vừa qua.

Với chủ đề thiết thực "Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam", Hội thảo chính thức đã nhận được sự tham gia của gần 200 đại biểu doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài từ 29 nước, đại diện 17 hội doanh nhân VNONN, 180 doanh nghiệp từ các tỉnh, thành trong nước. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đề cao vai trò cầu nối của doanh nhân VNONN trong giao thương, phối hợp với doanh nghiệp trong nước.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết năm 2010, có khoảng 3.500 doanh nghiệp được thành lập hoặc góp vốn của NVNONN, đầu tư vào trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 11 tỷ USD. Lượng kiều hối gửi vềnước những năm gần đây đều đạt mức 7-8 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, những thế mạnhnày hiện chưa được phát huy tối đa và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Có một nghịch lý là một bộ phận lớn cộng đồng NVNONN tập trung tại Mỹ, EU, Đông Âu… đang phân phối hàng cho Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ vào EU, còn hàng Việt Nam muốn thâm nhập các thị trường này rất khó khăn. Bởi vậy, việc đầu tư hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nhân là một cơ hội "vàng" cho việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, mở ra một kênh đầu tư tài chính có tiềm lực mạnh cho sản xuất trong nước.

Cái khó vẫn bó cái khôn

Không thể phủ nhận sự tồn tại của những bất cập đang làm giảm sút số lượng dự án, doanh nghiệp đăng ký hoạt động thời gian gần đây. Theo ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp thì việc áp dụng quy định đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài đã làm cho nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài gặp những hạn chế trong ngành nghề kinh doanh, khó có thể hợp tác đầu tư với doanh nghiệp trong nước. Những vướng mắc về thủ tục hành chính liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài cũng khiến lượng dự án và vốn đầu tư của kiều bào suy giảm và chưa tương xứng với năng lực thực sự của lực lượng này.

Có thể thấy rằng, hiện nay hàng Việt Nam chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế và khâu dịch vụ như hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, lưu kho còn yếu. Ông Phạm Ngọc Chu, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary cho rằng hàng Việt Nam ra nước ngoài bên cạnh chất lượng sản phẩm thì yếu tố văn hóa xã hội thích ứng với thị trường là rất quan trọng. Ông khẳng định: "Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam không tiêu thụ hàng Việt Nam không phải vì chúng tôi không yêu hàng Việt Nam mà bởi hàng Việt rất khó bán, hoặc bán được nhưng doanh thu không cao, trong khi chúng tôi phải chịu đủ các loại chi phí hàng ngày rất lớn, phải chịu áp lực cạnh tranh cao với các mặt hàng khác."

Cùng tháo gỡ nút thắt

Nút thắt quan trọng nhất cần tháo gỡ chính là phải có một chiến lược tầm cỡ quốc gia cho việc nâng cao giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam. Đa số doanh nhân đều nhất trí cho rằng, hàng Việt Nam cần phải tập trung giải quyết hai vấn đề là mẫu mã và chiến lược phân phối. Nhiều giải pháp khả thi đã được đề xuất như: Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ và phối hợp với các cộng đồng doanh nhân VNONN thành lập các đầu mối, các trung tâm thương mại có quy mô và cơ sở pháp lý phù hợp của Việt Nam tại các nước. Đây sẽ là điều kiện cho hàng Việt ra thị trường quốc tế, đồng thời tập hợp được doanh nghiệp Việt kiều ở nước sở tại, khắc phục tình trạng manh mún, rời rạc hiện nay.

Ông Đỗ Trác Bàng, Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị Canada - Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến thành lập một tiểu ban hỗn hợp tại Bộ Ngoại giao phối hợp liên ngành với các trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh, thành phố và địa phương trong nước làm ngoại giao và kỹ thuật thương mại để hỗ trợ xuất khẩu. Còn ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh đến một hệ thống pháp luật đổi mới và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, chính sách thông thoáng hơn để phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế và tiếp tục tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam.


(Theo Thế giới và Việt Nam)

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết